[align=justify]Susan Kare – nhà thiết kế biểu tượng Mac và là chuyên gia thiết kế - cho rằng sản phẩm Samsung khiến cô nhầm lẫn, song Samsung cho rằng sự khác biệt giữa thiết bị 2 hãng xuất hiện ngay khi khởi động máy.

Trong ngày thứ 5 của phiên tòa xét xử vụ kiện Apple – Samsung, hãng điện tử Hàn Quốc đã dành thời gian để bật 3 thiết bị khác nhau – 2 điện thoại và 1 máy tính bảng – để chứng minh khách hàng biết đang dùng sản phẩm của ai trước khi sử dụng nó.

Khi mở đầu phiên tòa và trong phần lớn thời gian, Apple cáo buộc các thiết bị của Samsung quá giống với của Apple, khiến người dùng nhầm lẫn giữa sản phẩm của hai hãng.

Để làm rõ quan điểm của mình, Samsung khởi động Droid Charge và chiếc iPhone thế hệ đầu, thể hiện sự khác biệt giữa hai thiết bị. Khi khởi động, màn hình iPhone xuất hiện logo Apple kim loại, còn màn hình Droid lần lượt xuất hiện tên Samsung, tên thiết bị Droid, “một vụ nổ” dẫn tới video động trước khi vào màn hình hoạt động. Quy trình để nhìn thấy màn hình hoạt động của Droid Charge cũng khác biệt: bật thiết bị, mở khóa, chạm vào nút bấm cảm ứng để mở ra danh sách ứng dụng.
[/align]

<div><iframe width="600" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/QV86yIscCQs?wmode=opaque" frameborder="0" allowfullscreen=""></iframe>
</div>[align=justify]
Đó chính là những lí lẽ Luật sư Charles Verhoeven của Samsung “bật” lại Susan Kare. Khi làm chứng cho Apple tại tòa, Kare tranh luận nhiều yếu tố giao diện, chủ yếu về biểu tượng và bố cục homescreen đã vi phạm bằng sáng chế của Apple trên homescreen iPhone thế hệ đầu. Trung tâm trong quan điểm của Kare chính là bằng sáng chế “305” mà Apple nộp đơn xin cấp bản quyền năm 2007 và được chứng nhận năm 2009 về homescreen trên iPhone. Sau khi xem xét 11 smartphone Samsung là Fascinate, Captivate, Droid Charge, Epic 4G, Galaxy S 4G, Galaxy S (i9000), Gem, Indulge, Mesmerize, Galaxy S Showcase (i500), và Vibrant, Kare cho rằng “ấn tượng tổng thể trên tất cả màn hình – so với iPhone 3G – đều tương tự nhau”.

Samsung tiếp tục dùng lí lẽ này để phản đối Russell Winer, Chủ tịch phòng Marketing trường Kinh doanh Stern, Đại học New York – nhân chứng thứ 2 trong phiên tòa. Russell cảm thấy “bối rối” khi nhận thấy sự tương đồng giữa hai thiết bị khác biệt.

Verhoeven cho rằng tuyên bố của Winer về việc thiết bị Samsung, cụ thể là Galaxy Tab 10.1 khiến ông “mơ hồ” là sai lệch. Ngay khi thiết bị được bật, tên hãng Samsung và tên thiết bị đã được hiển thị rõ.

Điều chưa rõ ở đây là hiện có bao nhiêu người thực sự bật/tắt máy trước khi họ ra quyết định mua hàng, hay làm thế nào mà người tiêu dùng lại khộng nhìn qua bao bì trước khi mua hàng. Trong khi đó, Samsung cũng đưa ra bằng chứng tại tòa là khảo sát của hãng thực hiện tại 30 cửa hàng Best Buy về nguyên nhân trả lại Galaxy Tab. Theo khảo sát, chỉ có 9% khách hàng muốn trả máy để đổi lấy iPad 2, song không phải do nhầm lẫn Galaxy Tab với máy tính bảng của Apple. Phần lớn nguyên nhân trả lại liên quan tới vấn đề kĩ thuật của máy như độ nhạy màn hình, kết nối Wi-Fi, trình duyệt hay hệ điều hành HoneyComb khó sử dụng. Như vậy, đại diện Samsung tranh luận, cáo buộc của Apple là không có cơ sở.
[/align]

Nguồn: ICTNEW