A. Giới thiệu về lightScrible (phần này xin được copy/paste, chỉnh sửa, thêm thắt từ nguồn trên web)

<div style="text-align: justify !important;">lightScribe là công nghệ ghi nhãn đĩa quang cho phép người dùng ghi trực tiếp hình ảnh lên bề mặt những đĩa có lớp tráng phủ đặc biệt.

lightScribe được kỹ sư Daryl Anderson của HP sáng chế ra và được HP áp dụng chủ lực cho các sản phẩm của mình. Vài năm trước thì ổ đĩa có khả năng ghi lightScrible chỉ xuất hiện ở những dòng laptop cao cấp của HP, nhưng hiện tại thì hầu hết các laptop của HP đều được trang bị ổ quang có khả năng ghi lightScrible. Ngoài ra thì một số hãng phần cứng cũng đã bắt đầu sản xuất ổ đĩa quang giao tiếp USB có khả năng ghi lightScribe như LaCie giúp người dùng không sử dụng laptop của HP (như mình) có thêm sự lựa chọn.

Bề mặt của đĩa lightScribe được phủ bằng chất nhuộm phản ứng thay đổi màu sắc khi nó hấp thu ánh sáng tia tử ngoài có bước sóng 780nm chiếu vào. Nhãn được khắc sẽ không bị mất đi khi có ánh sáng chiếu vào trong ít nhất 9 tháng. Những đĩa quang thường được lưu trữ dự liệu tại phòng tối và không bị va đập, vì thế việc sử dụng công nghệ lightScribe để ghi nhãn đĩa có thể sử dụng rộng rãi trong thực tế.

Giá của đĩa lightScribe ở thời điểm này là hoàn toàn chấp nhận được. Nếu như vài năm trước, các bác sẽ phải chi vài chục đến cả trăm nghìn để tiến hành "em yêu khoa học" thì bây giờ người dùng có thể dễ dàng mua đĩa CD lightScribe với giá khoảng 8k/CD, DVD lightScribe với giá khoảng 11k/DVD.

Giống như việc ghi dữ liệu thông thường, việc ghi lightScribe được tiến hành theo những vòng tròn đồng tâm, di chuyển từ phía tâm đĩa ra bên ngoài cho tới hết đường kính của đĩa. Tại tâm của đĩa lightScribe có một mã đặc biệt để cho phép ổ đĩa nhận biết chính xác vị trí quay của đĩa.</div>
Hình 1: Cấu tạo đĩa lightScribe


[align=justify]Vào thời điểm hiện tại, người dùng không thể ghi lại nhãn đĩa lightScribe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người dùng có thể bổ xung nội dung cho nhãn đĩa lightScribe đã ghi. Tuy nhiên HP tuyên bố trong tương lai, lightScribe sẽ có khả năng ghi lại.

Ưu điểm của lightScribe:
- Nhãn được khắc với độ chính xác cao nên nếu bản gốc có chất lượng tốt thì sản phẩm sẽ rất sắc nét.
- Không bị ảnh hưởng của độ ẩm, không bị nhòe khi dính nước.

Nhược điểm của lightScribe:
- Ở thời điểm hiện tại, công nghệ lightScribe chỉ cho phép tạo các nhãn đĩa đơn sắc (mono tone). Đây là lý do tại sao ở trên mình có viết là "trong một số trường hợp nhất định, người dùng có thể bổ xung nội dung cho nhãn đĩa lightScribe đã ghi". Nếu nội dung muốn bổ xung sẫm màu và khu vực cần ghi sáng màu thì người dùng có thể tiến hành ghi tiếp, chứ nếu khu vực cần ghi thêm đen thùi lùi mà muốn ghi chữ hay hình màu sáng vào thì hết cách...
- Do phụ thuộc giới hạn di chuyển của mắt laser nên đĩa lightScribe không thể ghi tràn khổ, tức là không thể ghi hết toàn bộ mặt đĩa như các nhãn đĩa dùng công nghệ in phun.[/align]

Một vài sản phẩm lightScribe: