Hàng loạt các vụ kẻ xấu đánh cắp dữ liệu trên smartphone của khách hàng như thông tin thẻ tín dụng để rút tiền hay sử dụng vào các mục đích xấu khác. Với thế mạnh của mình, BlackBerry tung ra sản phẩm DTEK50 có mức độ bảo mật cao nhất cho các thiết bị Android từng có trên thị trường.


Blackbery DTEK50 có giá gần 8 triệu đồng
Người dùng smartphone đang đối mặt với mất dữ liệu cá nhân

Theo ước tính của các chuyên gia an ninh mạng, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có hơn 1/3 dân số sử dụng Internet. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ Internet vừa mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân, tổ chức, nhưng đồng thời cũng chứa không ít mối đe dọa đối với người sử dụng. Các chuyên gia bảo mật cho rằng, người dùng di động đang thiếu các biện pháp bảo vệ chuyên nghiệp, thiết bị sử dụng lại thuộc cá nhân, nên đây là môi trường dễ tổn thương khi bị tấn công.

Các chuyên gia bảo mật chỉ ra rằng, có quá nhiều con đường để kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin của người dùng smartphone. Người dùng di động chỉ cần vào những đường link không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội hay các dịch vụ OTT, mở các tập tin đính kèm email hay tin nhắn đều có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm mã độc. Thậm chí việc chạy các ứng dụng có xác thực tài khoản như email, Facebook, Linkedin… kể cả tài khoản ngân hàng, tín dụng, hoặc trao đổi dữ liệu nhưng không được mã hóa tại các điểm Wifi công cộng, bởi hacker có thể dễ dàng sử dụng công cụ do thám để thu thập dữ liệu người dùng. Việc cài đặt các ứng dụng từ các store không chính thống rất dễ bị nhiễm mã độc, ngay cả các ứng dụng chính thống được cung cấp tại các store của Apple hay Google vẫn có các chế độ thu thập thông tin người sử dụng nên việc cài đặt thiếu chọn lọc các ứng dụng, game có nguy cơ thất thoát dữ liệu cá nhân rất cao…

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của BKAV phân tích: "Nhiều nguy cơ về an ninh thông tin, rò rỉ dữ liệu từ nhà cung cấp; nguy cơ từ chính người sử dụng mật khẩu không an toàn, bị đánh cắp dữ liệu... người dùng nên khai thác các lợi ích của ứng dụng điện toán đám mây, đây là xu hướng trong tương lai. Người sử dụng cũng cần những biện pháp bảo vệ phù hợp".

Theo báo cáo được công bố tại hội thảo Security World 2015, tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới (sau Nga và Ấn Độ) về số người dùng thiết bị di động bị mã độc tấn công nhiều nhất thế giới. Điều này cho thấy vấn đế bảo mật cho thiết bị di động đang trở nên cấp thiết.

Người dùng nên chọn giải pháp nào?

Các chuyên gia bảo mật cho rằng, để tránh tình trạng bị đánh cắp dữ liệu cá nhân, bản thân khách hàng phải nâng cao cảnh giác như không truy cập vào các đường link lạ, không truy cập các pop-up cảnh báo, web giả mạo, không tải các ứng dụng từ các kho ứng dụng không chính thống… Bản thân người dùng cũng cần cài đặt các chương trình bảo mật cho thiết bị di động của mình.

Các chuyên gia bảo mật cho rằng, người sử dụng cũng có thể lựa chọn những dòng smartphone được thiết kế có tính bảo mật cao để sử dụng. Đứng đầu trong bảng xếp hạng các thiết bị có tính bảo mật tốt nhất hiện nay là Blackberry – chiếc điện thoại đang có được mức độ bảo mật cao nhất mà các nguyên thủ quốc gia trên thế giới sử dụng.

Thế nhưng, với những chiếc smartphone đình đám như Blackbery Passpost tuy có tính bảo mật cao, nhưng lại khó khăn cho người dùng bởi ứng ụng BlackBerry World nghèo nàn so với kho ứng ụng Android. Vì vậy, Balckberry đã phải tung chiếc BlackBerry Priv là điện thoại Android đầu tiên của hãng này. Với thiết bị này, BlackBerry cam kết về mức độ bảo mật cao nhất cho các thiết bị Android từng có trên thị trường. BlackBerry đưa các tiêu chuẩn bảo mật lên thiết bị này toàn diện, từ phần cứng là các linh kiện cấu thành cho đến phần mềm (OS). Người dùng sẽ không thể chạy bất cứ bản OS nào đó được tuỳ biến vào Priv mà không phải do BlackBerry phát hành. Bên cạnh đó, BlackBerry đưa vào Priv những ứng dụng hỗ trợ bảo mật như DTEK (đánh giá khả năng bảo mật của máy và thông báo ứng dụng nào truy cập vào dữ liệu cá nhân của bạn) và mật khẩu hình ảnh (ngay cả khi nhìn vào màn hình cũng không thể biết được mật khẩu).

Khả năng bảo mật trên Priv chạy Android không hề bị ảnh hưởng và được BlackBerry nhấn mạnh với tiêu chuẩn bảo mật toàn diện từ linh kiện cấu thành thiết bị với các token để chứng thực linh kiện ghép nối, khoá bootloader nhằm ngăn chặn việc chạy các bản firmware không chính hãng để lấy thông tin. Cho đến nay, Priv vẫn chưa thể bị root, trong khi các thiết bị iOS, Android khác đều có thể Jailbreak hoặc root tuỳ biến được. Thế nhưng, do sản phẩm được ấn định ở phân khúc tầm cao cấp với giá chính hãng là 15,9 triệu đồng nên việc tiếp cận đến đại đa số khách hàng Android là chưa nhiều.


BlackBerry tung ra dòng sản phẩm BlackBerry DTEK50 sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam vào hôm nay 22/8/2016
Để tiếp cận đến phân khúc khách hàng mới hơn, BlackBerry tung ra dòng sản phẩm BlackBerry DTEK50 sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam vào 22/8, có thể lên kệ sau đó vài ngày. Theo nhà phân phối Smartcom, DTEK50 sẽ có giá 7,99 triệu đồng. Qua những lời quảng cáo của nhà sản xuất này, BlackBerry DTEK50 sẽ là chiếc điện thoại Android bảo mật nhất thế giới. Việc BlackBerry tung ra một chiếc smartphone "siêu bảo mật" trong bối cảnh hàng loạt vụ lùm xùm liên quan đến bảo mật liên tục xuất hiện tại Việt Nam có thể sẽ đánh trúng tâm lý của người dùng. Điểm đặc biệt của DTEK50 là việc nó bít được hầu hết các lỗ hổng Quadrooter. Ngoài ra, thiết bị này còn được tích hợp một ứng dụng bảo mật độc quyền giúp đối phó với các mối nguy đe doạ tính riêng tư của người dùng. Nó có thể tiến hành ra thông báo khi xuất hiện những ứng dụng tự động truy cập vào máy ảnh, micro hay tin nhắn trong khi chưa được cấp phép.Về cấu hình, model này sử dụng màn hình 5,2 inch thuần cảm ứng, chip Snapdragon 617 và RAM 3 GB. Máy có camera độ phân giải lần lượt 13 và 8 megapixel, pin 2.610 mAh.

Với những tính năng trên, BlackBerry DTEK50 có thể là sự lựa chọn cho người dùng muốn bảo mật dữ liệu cá nhân, nhưng chưa chắc đó là sự lựa chọn cho những người thích thời trang di động.
Theo: ICTNews