Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Guest
    Foxconn đã tạm dừng thương vụ mua lại tượng đài công nghệ Nhật Bản vào phút chót do lo ngại các khoản nợ khổng lồ mà Sharp đang phải đối mặt. Dù chưa thể nói thương vụ này đã đổ bể sau động thái bất ngờ của Foxconn, nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra thì cũng không có gì ngạc nhiên. Bởi trong một thập kỷ gần đây, thị trường công nghệ từng ghi nhận 6 thương vụ mua bán bất thành khiến dự luận phải dậy sóng.

    Bị "mặc cả", Facebook từ chối "bán mình" cho Yahoo
    Trước khi nằm trong tầm ngắm của nhiều “ông lớn”, Yahoo từng là tay chuyên săn lùng các công ty công nghệ. Năm 2006, Yahoo đã cố “thu phục” Facebook với giá một tỷ USD. Ở thời điểm đó, Facebook chỉ là startup non trẻ mới ra đời được hai năm. Vì thế, không có gì khó hiểu khi nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã thuận theo đề nghị của Yahoo. Tuy nhiên, Terry Semel - CEO của Yahoo - lúc bấy giờ đã rút lại đề xuất này vào phút cuối và chỉ chịu trả 850 triệu USD. Mark Zuckerberg đã không đồng ý với cái giá mới này. Vụ mua hụt facebook hẳn khiến Yahoo phải tiếc nuối. Bởi giờ đây, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã được định giá hơn 250 tỷ USD.

    Microsoft không chấp nhận mua Yahoo với giá cao
    Năm 2008, Steve Ballmer - cựu CEO của Microsoft - từng muốn thâu tóm Yahoo với giá 45 tỷ USD. Tuy nhiên, Jerry Yang - CEO Yahoo - cho rằng: Hãng đã bị “định giá thấp quá đáng” và yêu cầu Microsoft phải trả giá cao hơn. Song Microsoft không chấp nhận, thương vụ đình đám này bất thành. Quyết định không mua Yahoo với giá cao của Microsoft quả là đúng đắn. Bởi 8 năm sau quyết định bỏ đi này, Yahoo chỉ còn được định giá ở mức 36 tỷ USD.


    Microsoft không có được Adobe như mong muốn
    Năm 2010, Thời báo New York từng đưa tin Shantanu Narayen - CEO của Adobe - đã gặp gỡ Steve Ballmer - cựu CEO của Microsoft - để bàn về vụ mua bán tiềm năng này. Tiếc là thương vụ này đã bất thành khiến cả người trong cuộc lẫn ngoài cuộc tiếc rẻ khi cho rằng: Adobe có khả năng biến Microsoft trở thành ông trùm quyền lực trong lĩnh vực phần mềm điện toán đám mây .

    Snapchat từ chối Facebook
    Sau khi IPO, Facebook dần trở thành công ty công nghệ hùng mạnh. Sau khi thoát khỏi mối lo bị thâu tóm, Facebook bắt đầu lên kế hoạch thâu tóm cho riêng mình. Năm 2012, Facebook tỏ ý muốn mua lại Snapchat với giá 3 tỷ USD. Tuy nhiên, Evan Spiegel - CEO của Snapchat - đã từ chối thẳng thừng bằng tuyên bố: “Chẳng ai xây dựng được công ty với dịch vụ đặc thù thế này. Chạy theo cái lợi trước mắt là điều không nên”.

    Với giá trị vốn hóa thị trường 16 tỷ USD hiện nay, việc CEO Evan Spiegel từ chối cái giá 3 tỷ USD mà Facebook đưa ra quả là sáng suốt. Sau khi không thâu tóm được Snapchat, CEO Mark Zuckerberg từng cảnh báo sớm tung ra dịch vụ tin nhắn tự hủy Poke, giống y như Snapchat. Tuy nhiên, đến nay, tuyên bố này vẫn chỉ dừng lại ở lời nói.

    BlackBerry hủy kế hoạch tự bán mình
    Vào đầu tháng 11/2013, BlackBerry khiến thế giới công nghệ bất ngờ khi quyết định hủy kế hoạch bán mình mà hãng từng đưa ra từ trước đó. Nguyên nhân khiến Quỹ tài chính Fairfax Financial (Canada) phá vỡ hợp đồng mua lại BlackBerry với giá 4,7 tỷ USD đã ký trước đó là do không tìm đủ số tiền mặt đã cam kết, nên phải thay đổi quyết định mua đứt sang đầu tư với số tiền 1 tỷ USD cùng khoản bồi thường trị giá 250 triệu USD.

    Việc Fairfax Financial từ bỏ thương vụ mua lại BlackBerry khiến hãng công nghệ Canada tiếp tục rơi vào khủng hoảng, thậm chí có thời điểm từng cân nhắc đến khả năng rời sân chơi smartphone. Tuy nhiên, với các tín đồ của BlackBerry, đây là tin vui vì hãng có thể tiếp tục phát triển sản phẩm một cách độc lập.

    Salesforce hét giá quá cao, Microsoft rút lui trong im lặng
    Đầu năm 2015, Microsoft toan tính mua lại Salesforce với giá 50 tỷ USD. Tham gia thương vụ này còn có Oracle, SAP và Google. Tuy nhiên, Marc Benioff - CEO của Salesforce - lại ra giá quá cao, 70 tỷ USD. Vì thế, thương vụ này đã nhanh chóng chìm vào im lặng. Hiện tại, Salesforce vẫn là công ty độc lập với giá trị vốn hóa thị trường hơn 45 tỷ USD.


    Sharp bán mình không đắt
    Sau 4 năm lên kế hoạch và nhiều tháng thương lượng, Foxconn dường như đã đạt được mục tiêu đề ra khi Sharp quyết định “tự bán mình” với giá 6,2 tỷ USD. Tuy nhiên, vào phút chót, Foxconn lại đột ngột tuyên bố tạm hoãn thương vụ này do lo ngại khoản nợ 350 tỷ Yên của tượng đài công nghệ một thời này.

    Còn quá sớm để nói rằng đây là thương vụ mua bán bất thành thứ 7 trên thị trường công nghệ trong một thập kỷ qua. Nhưng không ai dám chắc Foxconn sẽ tiếp tục thực hiện nó sau khi “làm rõ một số nội dung trước khi cả hai bên có thể đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử” như tuyên bố của đại diện Foxconn.

    Động thái bất ngờ của Foxconn đã khiến cổ phiếu của Sharp mất giá 14%. Nhưng đó lại là tin vui với Chính phủ Nhật Bản khi mối lo nhiều công nghệ của Nhật Bản bị lọt ra bên ngoài tạm lắng xuống. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản từng nỗ lực “giải cứu” Sharp bằng việc hậu thuẫn Innovation Network Corp of Japan (INCJ) mua lại tượng đài công nghệ một thời. Tuy nhiên, Sharp lại khước từ giải pháp mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra.
    Tham khảo: Internet.
    Sent from my Z10 using Tapatalk

    View more random threads:


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Sao bkav nhà ta k mua lấy sharp nhỉ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi TrungChinhNguyen
    mua lại Snapchat với giá 3 USD
    hả @@

Các Chủ đề tương tự

  1. [BBer Xứ Nghệ] Tập hợp BBM anh em xứ Nghệ:)
    Bởi duchieu trong diễn đàn Chia sẻ PIN, tìm kiếm bạn bè trên BBM
    Trả lời: 79
    Bài viết cuối: 18-05-2017, 08:32 PM
  2. Trả lời: 38
    Bài viết cuối: 29-07-2014, 04:21 AM
  3. Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 12:39 PM
  4. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 03-08-2012, 10:45 PM
  5. RIM đang đề nghị cấp bằng sáng chế về công nghệ phát hiện cảm xúc.
    Bởi phân tích trong diễn đàn Tin tức BlackBerry
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 20-07-2012, 01:47 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •