[align=justify]


-Tòa án Hiến pháp ở Hàn Quốc mới đây đã đưa ra phán quyết rằng đạo luật bắt buộc người dùng phải sử dụng tên thật trên Internet vi phạm Hiến pháp của quốc gia này.
-Người ta lo ngại Đạo luật này sẽ phá hoại quyền tự do ngôn luận của người dân, cũng như không khuyến khích họ bày tỏ ý kiến của bản thân mình vì sợ bị trừng phạt hay trù dập.
-Với một sự phi lí như vậy, đạo luật tên thật kể trên không được nhiều người dùng Internet ưa chuộng, và do đó, nhiều người đã tìm cách để "lách luật".
Tòa án Hiến pháp ở Hàn Quốc mới đây đã đưa ra phán quyết rằng đạo luật bắt buộc người dùng phải sử dụng tên thật trên Internet, vốn được được thi hành từ năm năm về trước là một đạo luật không phù hợp với Hiến pháp của quốc gia này.

Theo thông tin từ hãng thông tấn AP, đạo luật này được ban hành nhằm mục đích giảm tỉ lệ các trường hợp xúc phạm, bôi nhọ người khác, tung tin đồn nhảm sai sự thật hay thả bom "spam" của người dùng trên môi trường trực tuyến.

Tuy nhiên vào hôm qua (23/8), Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc đã tuyên bố rằng không có bằng chứng nào chứng minh tất cả những người dùng sử dụng nào tên giả đều nhằm tới mục đích kể trên; và tồi tệ hơn, chính sách bắt buộc người dùng Internet phải sử dụng tên thật sẽ phá hoại quyền tự do ngôn luận của người dân, cũng như không khuyến khích họ bày tỏ ý kiến của bản thân mình vì sợ bị trừng phạt hay trù dập.
[/align]

[align=justify]Với một sự phi lí như vậy, đạo luật tên thật kể trên không được nhiều người dùng Internet ưa chuộng, và do đó, nhiều người đã tìm cách để "lách luật". Theo AFP, nhiều người dùng Internet đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến không đến từ Hàn Quốc nhằm có thể tiếp tục sử dụng tên giả. Điểm thú vị là gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến Google đã "nhiệt tình" hỗ trợ người dùng khai thác "lỗ hổng" này.

Trong năm 2009, phiên bản Hàn Quốc của mạng chia sẻ video Youtube đã bị gỡ bỏ các tính năng Upload và bình luận, điều này đã đẩy mạnh người dùng tích cực chuyển sang sử dụng phiên bản Youtube của một quốc gia khác, và tất nhiên, họ vẫn có thể sử dụng tên ảo trên những phiên bản này.

Tuy nhiên, dường như nỗ lực này của Google lại thất bại một phần khi hãng cho ra mắt mạng xã hội Google+ vào năm ngoái. Không chỉ riêng tại Hàn Quốc, mà trên phạm vi toàn thế giới, Google+ đều khuyến khích người dùng sử dụng tên thật. Rất nhiều người dùng đã không hài lòng và "quay lưng" với Google+ chỉ vì quy định này.

Đạo luật này đồng thời cũng bắt buộc những website có trên 100.000 khách ghé thăm mỗi ngày sử dụng mã số đăng kí cư trú như một cách để theo dõi những gì người dân Hàn Quốc đưa lên Internet. Việc thu thập các mã số này đã bị nhà chức trách cấm thực hiện từ tuần trước vì lo ngại tin tặc sẽ tấn công hệ thống của các trang web để sở hữu trái phép thông tin về người dùng. Phương pháp thay thế sẽ sử dụng số thẻ tín dụng của người dùng để theo dõi.
[/align]

Nguồn: Genk