[align=justify]Ryan Anderson – Giám đốc Công nghệ tương lai của hãng nội thất Herman Miler – chia sẻ ý kiến về các văn phòng trong “kỉ nguyên của di động, kết nối” trong 20 năm tới.

Hàng thập kỷ nay, ý nghĩa của từ “đi làm” là một người phải bó chặt với khoảng không gian nhỏ bé bên trong một tòa nhà lớn được đặt tại đâu đó. Tuy nhiên, công sở năm 2032 – hay những không gian được xem xét để tối ưu hóa cho công việc – sẽ có giá trị hơn thế rất nhiều.

Mọi người thường sẵn sàng chuyển về sống gần trụ sở và ngồi vào chỗ của mình để làm tất cả mọi việc. Tuy nhiên, sau khi công nghệ di động làm dấy lên phong trào “làm việc mọi nơi” – thứ cho phép cân bằng giữa cuộc sống công sở - cá nhân một cách tuyệt vời, cả người tuyển dụng và người lao động bắt đầu nắm lấy quan điểm rằng nên có một không gian dễ tiếp nhận hơn, là nơi có thể vừa làm việc vừa tận hưởng mọi thứ.

Ngoài ra, một thế hệ văn phòng mới cũng được tạo ra, cho phép người lao động “đắm mình” trong không gian cung cấp nhiều thiết bị tương tác hỗ trợ cho nhu cầu của họ. Những nơi này đặt tại các địa điểm khác nhau và được trang hoàng không khác gì những nhà hàng, còn người lao động được tự do lựa chọn thời điểm, nơi chốn và cách thức làm việc.

Cảm hứng từ game

Ngoài việc giúp nhân viên khôi phục mức cân bằng giữa thời gian làm việc và ở nhà, cách tiếp cận mới này giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon liên quan tới việc đi lại. Thú vị hơn, chính game thủ - những người từng được đánh giá là làm việc không hiệu quả - lại giúp mở ra kỉ nguyên mới của không gian làm việc.

Sau khi quan sát game thủ làm thế nào để hoàn thiện bộ kĩ năng ảo và hợp tác để đạt được mục tiêu mà không phải gặp mặt người khác, các lãnh đạo nhân sự bắt đầu bổ sung các nguyên mẫu dự án trong đó công việc được cấu trúc như trò chơi. Bởi nhiều công nghệ phần cứng, phần mềm tại công sở đã cắm rễ trong công nghệ game, không mất quá nhiều thời gian để mọi người cảm nhận đầy đủ cái gọi là “game hóa công việc”.

Các chuyên gia bất động sản và chức năng cũng tiếp nhận quan điểm môi trường làm việc tương lai nên trở thành loại hình không gian mới, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vườn tược, khách sạn, gia đình và nhà hàng. Tính tự nhiên của những không gian này được hình thành thông qua thế hệ công nghệ kết nối mới và là một trong những khác biệt dễ nhận biết nhất giữa môi trường làm việc quá khứ và hiện tại.

“Đeo” công nghệ


Nếu điện thoại di động và laptop từng được xem là công nghệ làm việc di động thì nay công cụ làm việc di động đã phát triển tới mức siêu kết nối, trở thành các thiết bị có thể đeo lên người nhằm cung cấp khả năng tiếp xúc với mọi người và thông tin ngay lập tức để đáp ứng yêu cầu công việc.

Khi một nhân viên trở về nơi làm việc và gắn mình vào chiếc ghế bành, các thiết bị đeo trên người sẽ dễ dàng kết nối với công nghệ cố định trong chỗ ngồi và với những người khác, đưa họ vào một không gian làm việc riêng tư hoặc tương tác.

Sự giao thoa đóng một vai trò quan trọng, cho phép mọi người chuyển tải sắc thái bằng lời nói hoặc các dạng khác trong các cuộc thảo luận ảo, trong khi dịch vụ dịch thuật lại giúp một người nói tiếng Anh có thể hiểu được ngôn ngữ bản địa của người khác.

Mặc dù có những tiến bộ ảo, một số yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc vẫn được duy trì như mô hình trong quá khứ. Không gian ăn riêng tư vẫn phổ biến khi nhiều công ty thúc đẩy chính sách “chung bàn”. Các chính sách này có nguồn gốc từ thế giới hẹn hò trên mạng, khuyến khích nhân viên gặp mặt trực tiếp khi ăn uống để thiết lập mối quan hệ hoặc phục hồi sự tin tưởng nếu cần.

Tương tự, gần như mọi nơi làm việc đều mang tới không gian xã hội tiện nghi và phong phú, là phòng nghỉ ngơi để mọi người tiếp xúc với nhau trong khi đang làm việc. Các không gian này là lời nhắc nhở rằng ngay cả trong kỉ nguyên số, không gì có thể thay thế cho ý nghĩa và sự giàu có từ các tương tác cá nhân.[/align]

Nguồn: ICTnews
[ Posted by Mobile Device ]