Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    1
    <div style="text-align: justify !important;">Thứ Tư vừa qua, ngày 3/10, sau cuộc họp thường niên với các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán đã ghi nhận mức giá thấp kỷ lục của cổ phiếu HP trong vòng 10 năm trở lại đây. Thông tin đáng chú ý nhất trong cuộc họp phải kể đến, chính là việc lợi nhuận trong năm tài chính 2013 của hãng này sẽ tăng lên tương đối chậm chạp, và tất nhiên là thấp hơn rất nhiều so với sự kỳ vọng của giới đầu tư phố Wall. Dường như sau 1 năm, những kế hoạch của vị tân CEO Meg Whitman, người từng được kỳ vọng sẽ mang lại sự hồi sinh sau những ngày vật vờ của HP, vẫn chưa phát huy được một chút hiệu quả nào.</div>

    [align=justify]Nguồn sống của công nghệ bị bỏ quên.

    Theo Meg Whitman, R&D (Nghiên cứu và Phát triển) chính là nguồn sống của bất kỳ một hãng công nghệ giàu tham vọng nào. Nếu một công ty tự nhiên lại cắt bỏ đi khoản đầu tư cho R&D thì đó sẽ là cơ hội rất tốt để các đối thủ của họ vượt mặt một cách nhanh chóng. Thế nhưng, trước khi Meg lên nắm quyền, dường như vai trò của R&D đã bị người tiền nhiệm Tom Perkins dần dần cho vào quên lãng. Bằng chứng được thể hiện rất rõ trong biểu đồ dưới đây (được đăng trên trang blog của của nhà nghiên cứu Tom Brakke).[/align]

    [align=justify]Ta có thể thấy, từ năm 2002 cho tới 2011, trong khi khoản chi phí hoạt động(operating margins) tăng lên, thì chi phí dành cho R&D cũng đồng thời giảm xuống. Điều đó đã chứng minh một cách rất rõ ràng, rằng trong gần một thập kỷ đó, HP đã chú trọng chạy theo lợi nhuận trước mắt để làm hài lòng giới đầu tư tài chính, hơn là chi cho phát triển "căn cơ" về lâu dài.

    Theo Meg, HP chưa bao giờ ngừng nghiên cứu và sáng tạo, nhưng vấn đề là họ đã quên mất cách làm sao để mang những sự sáng tạo đó đến với thị trường, hay nói cách khác, chính là quên cách biến ý tưởng thành "màu xanh của tiền". Và bây giờ, Meg khẳng định: “Chúng tôi cần làm nhiều hơn nữa để đưa những ý tưởng đó vào sản xuất và thương mại một cách nhanh chóng hơn.”

    Quá khứ sai lầm nối tiếp sai lầm

    Những sự kiện trong vài năm trở lại đây có vẻ đã cho thấy dường như HP thích mua những sản phẩm mới hơn là tạo ra chúng.

    Năm 2010, dưới thời của Tom Perkins, HP đã mua lại Palm và cả HĐH đầy hứa hẹn webOS của công ty này, với hi vọng sẽ vượt mặt iPhone và iPad của Apple. Và, kết quả là mặc cho những phản hồi tích cực về smartphone Pre cũng như tablet TouchPad, HP vẫn quyết định khai tử HĐH này do doanh thu giảm. Ngoài Palm, HP còn từng chi ra 10,6 tỷ USD để mua lại Autonomy (một hãng phần mềm đến từ Anh) và 13,9 tỷ USD để sở hữu Electronic Data Systems.

    Rào cản của sự sáng tạo có ở khắp nơi

    Những sai lầm kể trên của HP và cựu CEO Tom Perkins đã trở thành "giai thoại". Và để sửa chữa những sai lầm đó bằng những sự đột phá với những sản phẩm có tính thuyết phục cao thì hoàn toàn không phải là điều dễ dàng.

    Trước hết, thị trường PC, nơi vẫn mang tới lợi nhuận lâu dài cho HP, cũng lại chẳng khấm khá gì. Công ty nghiên cứu thị trường IDC cho rằng, trong năm nay, HP sẽ không thể tăng trưởng nhiều hơn 1% và hãng này sẽ sớm phải nhượng lại cái danh hiệu nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới vào tay Lenovo.

    Trong khi đó, tablet và smartphone lại đang gặm nhấm thêm và cái doanh thu vốn ít ỏi của mảng PC, và có vẻ HP cũng chưa có giải pháp nào cho vấn đề này. Dù rằng, HP đã không còn sản xuất smartphone, nhưng hãng này vẫn đang rất kỳ vọng vào sản phẩm tablet chạy Windows 8 sẽ ra mắt vào tháng 1 tới.

    Còn với phần cứng và phần mềm, đây sẽ được coi là nơi cuối cùng để HP có thể chứng minh mình vẫn còn có thể mang lại sự sáng tạo và đột phá. CEO Meg Whitman đã chi nhiều hơn cho công tác R&D, với mong muốn xây dựng nên những sản phẩm có thể giúp các doanh nghiệp quản lý lượng dữ liệu khổng lồ mỗi năm và chuyển trung tâm dữ liệu của họ lên các đám mây điện toán.

    Chiến lược của Whitman có thể sẽ dễ dàng được thực hiện hơn rất nhiều nếu HP không phải bận tâm quá nhiều tới sự nguy hiểm của các đối thủ. Thế nhưng, thực tế thì sự trở lại của hãng này lại được quyết định dựa trên khả năng vượt lên những công ty khác cũng đang rất mạnh về điện toán đám mây như Oracle, IBM, Microsoft, EMC và VMware.

    Phố Wall không chờ đợi

    Trong khi HP đang cố gắng từng giây phút để phục hồi, thì thị trường phố Wall lại đang mất dần sự kiên nhẫn. Peter Misek, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Jefferies & Co, đã nói rằng bây giờ chính là thời gian để tống khứ nốt số cổ phiếu của HP. Nặng nề hơn, ông này còn cho rằng không hề có một điều gì có thể giúp đỡ và ủng hộ những nỗ lực hiện tại của HP. Những lời này được Peter nói ra chỉ 6 ngày trước thời điểm diễn ra của cuộc họp thường niên đã nói ở trên và sau đó là sự sụt giảm tới 13% của giá cổ phiếu, xuống chỉ còn 15 USD.[/align]


    Các nhà đầu tư của WallStreet đang mất dần sự kiên nhẫn.
    Liệu những sự cố gắng của Meg Whitman có thể kịp thời mang lại một điều thần kỳ nào đó cho HP?
    Nguồn: GenK

  2. #2
    Guest
    RIM mỗi năm bỏ hàng tỷ USD cho Nghiên cứu & Phát triển mà cũng lao đao suýt chết, bây giờ thời đại của kiện cáo bản quyền, bằng phát minh, ông nào không tự nghiên cứu thì cũng khốn khổ với mấy thằng đối thủ cạnh tranh

  3. #3
    Guest
    Kaka, có nghiên cứu nhưng thiếu tư duy sáng tạo

    [ Posted by Mobile Device ]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    1
    cái chết của 1 ông lớn , ngày xưa sài con PC HP bền phết nhưng sau đó là tự chọn phần cứng và ráp. Palm 1 thời mưa gió

  5. #5
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    Thế giới công nghệ càng ngày càng cạnh tranh khốc liệt để giành lấy sự chú ý của người tiêu dùng vốn luôn khó tính và thất thường! Ai mất tập trung tý là bị làm khán gỉa ngay.

    [ Posted by Mobile Device ]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    Còn đây là thông tin mới nhất về R&D của RIM: RIM vẫn là công ty đầu tư vào Nghiên cứu và phát triển (R&D) đứng đầu Canada

  7. #7
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    2
    Tội nghiệp bé Palm, mình đến với công nghệ bằng bé palm TX và bb 87. Khi đó palm nổi hơn blackberry (theo em là vậy). Đến giờ thì palm mất hút chỉ còn bb sống với niền hi vọng bb10.
    Thế giới công nghệ thay đổi nhanh thật, phải đấu tranh mới sinh tồn được.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    Công nghệ càng phát triển thì môi trường càng ảnh hưởng
    bài toán phát triển công nghiệp bền vững cần được quan tâm nhiều hơn
    cứ cái kiểu xả rác công nghiệp vào những nước kém và đang phát triển thì sau này hệ quả cũng rất lớn

  9. #9
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    HP thê thảm thế à ? mình đang dùng HP laptop đây, hic

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 03-11-2015, 08:24 PM
  2. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 22-05-2013, 06:37 PM
  3. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-10-2012, 09:09 AM
  4. Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 12-08-2012, 11:40 AM
  5. Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 31-07-2011, 09:13 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •