Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Nghiên cứu mới cho thấy hầu hết ứng dụng nổi tiếng cho iOS và Android, kể cả ứng dụng miễn phí, đều bị bẻ khoá nhằm chỉnh sửa và phổ biến bên ngoài các kho ứng dụng chính thức.

    92% trong top 100 ứng dụng iOS và 100% trong top 100 ứng dụng Android từng bị bẻ khoá, nghiên cứu của công ty Arxan Technologies cho biết. Các nhà nghiên cứu của công ty này muốn tìm hiểu mức độ phổ biến ứng dụng di động không bản quyền lớn đến mức nào.

    Đáng lưu ý là phần mềm miễn phí không hề "miễn dịch" trước tình trạng bẻ khoá: 40% ứng dụng miễn phí nổi tiếng cho iOS và 80% ứng dụng miễn phí nổi tiếng cho Android đã bị hacker bẻ khoá nhằm tiếp tục phổ biến ra ngoài phạm vi các kho ứng dụng chính thức của Apple (App Store) và Google (Google Play).

    'Kẻ cắp' không chỉ bẻ khoá các ứng dụng để biến chúng thành phần mềm miễn phí. Theo nghiên cứu của Arxan Technologies, trong các mục tiêu của hacker có việc mở ra các tính năng mà ứng dụng gốc không cho tiếp cận, thay đổi chức năng của các ứng dụng đó, loại bỏ quảng cáo, đánh cắp công nghệ của các nhà phát triển và chèn mã độc. Theo số liệu của Kaspersky Lab, trong quý 2/2012, số ứng dụng mới có chứa mã độc nhắm vào nền tảng Android tăng chưa từng thấy.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, quá trình bẻ khoá thông thường sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn: tìm kiếm và khai thác các điểm yếu của ứng dụng, phân tích tìm hiểu nguyên lý vận hành của ứng dụng đó, và chỉnh sửa code. Theo các tác giả của bản báo cáo, quá trình này được thực hiện dễ dàng nhờ vào các công cụ rẻ tiền hay miễn phí dành cho hacker phổ biến trên mạng.

    Các nhà nghiên cứu không thông báo mức thiệt hại tài chính cụ thể mà các hacker gây ra cho công nghiệp ứng dụng di động, nhưng cảnh báo rằng mức tổn thất này đang tăng với tốc độ rất cao và tình trạng "trộm cắp" trong lĩnh vực này đang trở thành vấn đề thực tế với một thị trường có tổng sản lượng lên tới 60 tỷ USD vào năm 2016, theo dự báo của ABI Research.

    "Giới hacker đang đe doạ nghiêm trọng sự phát triển sáng tạo của thị trường ứng dụng di động. Đa số doanh nghiệp, các nhà phát triển phần mềm diệt virus và ứng dụng hiện chưa sẵn sàng chống lại điều này - Phó chủ tịch Arxan Technologies và là tác giả chính của bản báo cáo Jukka Alanen nói - Các ứng dụng di động rất dễ bị bẻ khoá nhờ các phương thức mới. Các phương pháp thông thường trong việc bảo vệ và phát hiện các ứng dụng bị chỉnh sửa tỏ ra không hiệu quả".
    Nguồn: CNews.ru - Theo: PcWorld

  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    14
    Không lâu nữa sẽ xảy ra nạn trộm thông tin, phát sinh cước gọi, nghe lén thoại.
    Rồi tất cả giống như nạn ăn cắp Credit CaRd cách đây 6 7 năm trước

    [ Posted by Mobile Device ]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    14
    Nếu không có hacker thì nhiều ứng dụng hay ho trên pc hay mobile chắc sẽ chẳng bao giờ đến được với đa số người sử dụng, nhất là ở Việt Nam.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    1
    Cuối cùng vẵn là do ý thức của người sử dụng. theo tui nghĩ sẽ có những động thái sau đối với viêc dùng phần mềm lậu:
    1 - Người chỉ dùng phần mềm lậu không bao giờ có ý thức mua: chưa chắc là họ không có tiền, nhưng giữa 1 rừng phần mềm lậu thì họ thấy không có lý do gì phải mua Ý thức !
    2 - Người dùng hàng lậu chỉ để dùng thử. sau đó nếu tốt sẽ mua.
    3 - Những người không bao giờ dùng hàng lậu. Cũng chưa chắc là họ lắm tiền nhiều của nhưng dùng thì phải trả tiền là lẽ tất nhiên.

    Theo em nghĩ ở Việt Nam số người dùng này giảm từ trên xuống.

    Mà sao không thống kê nền tảng blackberry nhỉ?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    blackberry của chúng ta vẫn không sao phải không các anh em

  6. #6
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi chipM
    Mà sao không thống kê nền tảng blackberry nhỉ?
    Vì ứng dụng của BB không bị bẻ khóa (crack) như vậy. Bè khóa ở đây là chỉnh sửa trong chương trình và có thể sẽ chèn thêm những mã độc vào.

    Còn trên BB, file Cod không bị chỉnh sửa, do nó đã được Signed bởi khóa của RIM cấp, nếu file cod nào bị chỉnh sửa mà không Re-Signed thì chắc chắn không thể cài lên BB thật được. Còn nếu Re-Signed thì RIM dễ dàng truy ra ai là người đã Cracked.

    Cách anh em ta dùng chùa phần mềm là dò key bằng winhex, cũng là 1 dạng crack nhưng an toàn hơn ở khía cạnh không lo có mã độc trong ứng dụng mình cài lên BB

  7. #7
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    dò key bằng winhex, cũng là 1 dạng cr4ck
    Vụ này nguy hiểm quá :">

  8. #8
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    ung dung android chắc chắn sẽ được bẻ khóa nhiều hơn rồi, vì giờ android ngày càng thịnh hành mà ;

Các Chủ đề tương tự

  1. BBM cho Android cập nhật nhiều tính năng mới
    Bởi quangcao.songtra trong diễn đàn BBM trên Android, iOS và Windows Phone
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 19-03-2017, 12:28 AM
  2. SecureX - Khoá màn hình phong cách Android trên BlackBerry 10 và hơn thế...
    Bởi moonda450 trong diễn đàn Phần mềm BlackBerry 10
    Trả lời: 59
    Bài viết cuối: 09-02-2016, 06:10 PM
  3. Trả lời: 59
    Bài viết cuối: 22-12-2014, 10:04 PM
  4. Tỷ lệ người dùng Canada dự định mua BlackBerry 10 nhiều hơn Android
    Bởi thanhhang9119 trong diễn đàn Tin tức BlackBerry
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 10-10-2012, 09:12 PM
  5. Xuất hiện nhiều phần mềm độc hại hướng tới Android và BlackBerry
    Bởi Alllexaenglisg12 trong diễn đàn Tin tức BlackBerry
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 16-08-2012, 12:12 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •