Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15
  1. #1


    Di động đã trở thành dịch vụ bình dân đối với mỗi người dân

    Việt Nam.
    Cho dù thị trường di động Việt Nam đã có lịch sử 20 năm, thế nhưng thời điểm bùng nổ cho thị trường này lại chưa đầy 10 năm để đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ dân số dùng di động ở mức cao trên thế giới. Vậy điều gì đã làm nên sự kỳ diệu đó?

    10 năm đầu nhập cuộc chỉ là chạy "rốt đa"

    Ngày 16/4/1993, MobiFone - mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Ở thời điểm đó, thông tin di động còn là khái niệm xa lạ với đa số người tiêu dùng, số lượng thuê bao của mạng di động này không nhiều do vùng phủ sóng hạn chế và giá cước cũng như thiết bị đầu cuối còn đắt. Điện thoại di động rất khan hiếm, giá thành mỗi chiếc máy khoảng 1.000 USD. Khan hiếm máy đã đành, tiền thuê bao và cước cuộc gọi cũng rất đắt, phí hòa mạng 200 USD/thuê bao, thuê bao tháng khoảng 30USD, cước cuộc gọi cho nội hạt TP Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội là 0,3USD/ phút. Riêng với các cuộc gọi liên tỉnh, mức cước phí là 0,3USD/ phút + cước liên tỉnh. Đến năm 1994, MobiFone mới có 3.200 thuê bao, năm 1995 có 15.000 thuê bao và đến năm 1996 mới lên được 30.000 thuê bao.

    Thị trường viễn thông Việt Nam nói chung và thị trường di động nói riêng trong thập niên 90 và kể cả đầu những năm 2000 tuy được đánh giá cao vì chiến lược đi thẳng vào công nghệ số hiện đại nhưng vẫn bị nhìn nhận có mức cước thuộc hàng đắt đỏ so với thế giới. Một nguyên nhân được VNPT lý giải lúc bấy giờ cho việc giữ mức giá cước cao là do phải khấu hao thiết bị đã nhập nên phải giữ mức cước cao. Tuy nhiên, các chuyên gia phản biện độc lập không đồng ý với lập luận này và nghiêng về yếu tố độc quyền hơn.

    Thiết bị giá rẻ và nhân tố Viettel

    Năm 2003, S-Fone lĩnh ấn tiên phong làm người đi mở đường cho việc phá thế độc quyền trên thị trường di động lúc bấy giờ. Thế nhưng, "người mở đường" S-Fone được kỳ vọng phá thế độc quyền lại dường như muốn tạo sự đột phá trong cạnh tranh. Vì vậy, chuyện có thêm 1 mạng S-Fone cũng giống như “ném đá ao bèo” bởi thị trường gần như không có sự thay đổi.

    Thị trường di động Việt Nam bắt đầu có cuộc cách mạng khi Viettel chính thức bước chân vào thị trường di động năm 2004. Viettel xuất phát điểm là doanh nghiệp của Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc và làm thuê cho VNPT. Viettel khởi nghiệp với số vốn 2,3 tỷ đồng và gần 100 cán bộ làm việc trong một dãy nhà cấp 4 ở Giang Văn Minh. Thời điểm đó niềm tin vào Viettel có thể làm cách mạng cho viễn thông Việt Nam xem như là chuyện hoang tưởng.

    Thế nhưng, thời thế đã tạo anh hùng và đã làm nên một kỳ tích để Viettel “tay không bắt giặc”. 3 yếu tố được cho là đã làm nên kỳ tích Viettel gồm "thiên thời", "địa lợi" và "nhân hòa". Trước hết là yếu tố "nhân hòa", Viettel đã có được dàn lãnh đạo có tầm nhìn, đoàn kết và cùng chung khát vọng lớn. Yếu tố "địa lợi" của Viettel là khi bước chân vào thị trường di động thì cả hai mạng VinaPhone và MobiFone mới có khoảng 2 triệu thuê bao. Đây là thị trường tiềm năng và màu mỡ cho các nhà khai thác mới xâm nhập vào thị trường này. Tất nhiên, những yếu tố này sẽ là những con số không tròn trĩnh nếu Viettel không giải được bài toán làm sao có được thiết bị di động trong bối cảnh Viettel quá nghèo để đầu tư một mạng di động. Thế nhưng, may mắn cho Viettel yếu tố "thiên thời" đã giúp cho doanh nghiệp này lần lượt giải được các bài toán hóc búa nhất. Trong một chuyến thăm của lãnh đạo Viettel sang công ty viễn thông Thái Lan AIS, bà Yingluck Shinawatra lúc đó là Tổng Giám đốc đã đưa ra hai lời khuyên cho Viettel. Thứ nhất là đã làm viễn thông di động thì phải làm to làm nhanh. Thứ hai trên thế giới các mạng di động đang chuyển sang 3G nên thừa thiết bị 2G vì vậy có thể mua trả chậm.

    Ngay lập tức Viettel đã chuyển chiến lược theo lời khuyên của bà Yingluck Shinawatra. Viettel bắt tay vào phương án đàm phán mua thiết bị trả chậm với các nhà cung cấp thiết bị. Một chi tiết khá thú vị là thị trường viễn thông Việt Nam lúc bấy giờ vẫn chủ yếu mua thiết bị của các hãng Châu Âu và Mỹ gồm; Ericsson, Siemens, Alcatel, Motorola… Thậm chí, thời điểm năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc sang thăm VNPT còn đề nghị cho các hãng sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc như Huawei, ZTE được cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị của Châu Âu và Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành di động Việt Nam, Viettel - một doanh nghiệp nhỏ đã ký được hợp đồng mua thiết bị trả chậm tới 4 năm với đối tác Huawei. Đặc biệt hơn việc mua trả chậm này của Viettel chỉ theo hình thức tín chấp chính là thị trường viễn thông di động Việt Nam còn hoang sơ và nhiều tiềm năng. Chuyện mua bán bằng niềm tin như thế này cũng là những câu chuyện hiếm trên thế giới. Thời điểm đó, Huawei đã nhìn thấy cơ hội thị trường và chấp nhận bán trả chậm cho Viettel. Sau đó, Viettel nhanh chóng bắt tay với chiến lược quyết tâm trở thành mạng di động có vùng phủ sóng rộng nhất Việt Nam.

    Việc thiết bị Huawei được sử dụng cho mạng Viettel được xem như tiền đề cho cuộc chiến thiết bị giá rẻ. Sức ép thiết bị viễn thông giá rẻ cạnh tranh đã khiến cho các công ty đến từ Mỹ và Châu Âu phải “đau đầu”. Nếu như Viettel bắt đầu tham gia thị trường di động đã tạo nên trào lưu giảm cước và siêu khuyến mãi liên tục được đưa ra để kích thị trường di động phát triển bùng nổ thì một thị trường khác âm thầm nhưng dữ dội nhưng ít ai biết đến là cuộc chiến của các nhà cung cấp thiết bị viễn thông. Những nhân tố như Huawei, ZTE đã gây áp lực giảm giá lớn chưa từng có đối với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông đến từ Châu Âu và Mỹ.

    Nếu như những thiết bị viễn thông ở thời điểm đó vẫn như là thứ xa xỉ và bí hiểm đối với các nhà mạng thì lần đầu tiên Viettel đưa ra định nghĩa "BTS (Trạm thu phát sóng) là mớ rau". Điều này làm cho các mạng di động Việt Nam đầu tư dễ dàng hơn để mở rộng mạng lưới của mình cũng như có mức giá tốt hơn cho khách hàng.

    Thuê bao liên tiếp bùng nổ, giá cước siêu rẻ

    Theo con số thống kê, giá cước di động Việt Nam trong vòng 10 năm qua đã giảm hơn 3 lần. Cuộc cạnh tranh nóng bỏng trên thị trường di động đã đưa Việt Nam từ nước có giá cước thuộc hàng cao trên thế giới đã trở thành nước có mức cước thuộc hàng rẻ nhất thế giới.

    Khi Viettel chính thức đặt chân vào thị trường di động thì Việt Nam lúc ấy mới có khoảng 2 triệu thuê bao di động. Thế nhưng, với nhân tố Viettel thì thị trường di động liên tục tăng trưởng ở mức bùng nổ. Thời điểm ban đầu khi Viettel nhập cuộc, số lượng thuê bao tăng trưởng trong 1 ngày bằng số thuê bao phát triển trong 1 tháng trước đó.

    Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6 năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Mới đây, ITU đã xếp Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. VN xếp thứ 8 về mật độ thuê bao di động và được đánh giá như một điểm sáng của viễn thông thế giới.

    Lịch sử 20 năm di động đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Những kinh nghiệm đó đang giúp cho các nhà mạng của Việt Nam mà điển hình là Viettel vươn ra thị trường toàn cầu, đặc biệt là những thị trường còn nhiều khó khăn để đưa di động đến với mọi người.
    Theo: ICTNews

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Một bài viết nói về toàn cảnh phát triển của viễn thông Việt Nam, hiện tại thì tất cả các thiết bị viễn thông đến từ tàu đều được VT thay thế dần và chuyển ra thị trường nước ngoài.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi VTG
    hiện tại thì tất cả các thiết bị viễn thông đến từ tàu đều được VT thay thế dần và chuyển ra thị trường nước ngoài.
    Tin này chính xác chứ bác? Good news :-bd

  4. #4
    Cái DT đầu tiền của em là 1 con màn hình cảm ứng + bàn phím quay tay của tàu khựa + với cái Sim của anh VT này trước đấy thì không dám mơ đến cái gọi là di động chỉ có cái thẻ để gọi dt cố định ở ngoài đường =))

  5. #5
    Lúc biết dùng di động thì không có mặt ở VN

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    114
    Đúng đấy bác vnbb ah, mình cũng hay làm dự án với vietel nên cũng biết chuyện này, hệ thống của viettel đang được thay thế dần và chuyển đồ china sang các thị trường mới của viettel ở nước ngoài, duy có fiber cable của china là ko thay thế được thôi ).



    Trích dẫn Gửi bởi vnbb
    Tin này chính xác chứ bác? Good news :-bd

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    114
    Trích dẫn Gửi bởi vnbb
    Tin này chính xác chứ bác? Good news :-bd
    Cách đây hơn năm em còn làm trong đó em biết mà, nửa đêm dậy đi thay thiết bị mệt gần chết bác ạ, thay toàn của Ericson, Nokia, Acaltel thôi, loại dần mấy anh tau rồi, có còn chỉ những trạm BTS không quan trọng thôi. Hầu như tất cả mấy trạm Node đề không còn thiết bị của Huawei và ZTE nữa ạ. Chắc mấy ông tổng của VT cũng nhận ra sự lợi hại của mấy tb đó.

  8. #8
    Guest
    Mình làm ở Viettel 10 năm trước nên biết về lịch sử của nó. Theo mình, thành công hiện nay của Viettel không phải là do thiết bị giá rẻ đâu. Gốc tích ban đầu là Viettel đã đi tiên phong trong việc triển khai dịch vụ VOIP (còn được biết đến với tên dịch vụ điện thoại cố định 178). Sau thành công này, Viettel đã nhận ra là phải suy nghĩ không cũ về những vấn đề không mới và ý tưởng xâm nhập vào thị trường dịch vụ điện thoại di động ra đời. Cũng may mắn cho Viettel là tài nguyên quốc gia về băng tần cho di động vẫn còn và Viettel đã sở hữu nó. Hơn nữa, khi triển khai cơ sở hạ tầng và kết nối với các mạng khác, Viettel có lợi thế hơn các đối thủ dân sự ở chỗ họ đưa mục đích quân sự ra để đàm phán. Viettel đã không gặp quá nhiều trở ngại khi xây dựng tuyến cáp quang xuyên suốt quốc gia và thiết lập các vòng ring để backup. Cộng với đặc thù "nước sông công lính", cơ sở hạ tầng của nhà mạng này đã được phát triển nhanh khủng khiếp và là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của Viettel.

    Nói đi cũng phải nói lại. Mình thấy bản chất của việc này mang tính chất lợi thế tài nguyên là nhiều hơn giá trị gia tăng. Tất cả các trạm BTS (trừ cột cao) đều do nước ngoài sản xuất và bán không rẻ chút nào (càng trả chậm thì giá phải càng đắt). Các máy móc thiết bị kèm theo cũng chủ yếu nhập từ nước ngoài. Băng tần di động thì đã hết nên nhà mạng mới không xâm nhập vào được. Bây giờ Viettel ngồi thu tiền từ các thuê bao và lãi khủng thì phải chăng họ đang thu được lời ích nhiều hơn so với giá trị tạo ra? Mình ủng hộ các dịch vụ như BBM, Viber ra đời để bù đắp phần nào những thiệt hại đối với người tiêu dùng.

    Ý tưởng duy nhất gần đây của Viettel mà có thể tạo giá trị là nhảy vô lĩnh vực truyền hình cáp, nơi mà doanh thu từ quảng cáo sẽ là lớn nhất. Với lợi thế hạ tầng truyền dẫn sẵn có, hãy chờ xem Viettel có làm nên một kỳ tích nào nữa không?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Bác shoppleiku vẫn nhớ chiết lý kinh doanh của nó cơ ah? "Suy nghĩ không cũ về những vấn đề không mới" Có thêm cả "ném nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống". Nói chung viễn thông bây giờ chỉ chờ đợi vào call và sms như trước là toi rồi, chắc hết sáng tạo đến nơi.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Đòn bẩy này có cánh tay đòn của ông lớn quân sự quốc phòng.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 38
    Bài viết cuối: 30-09-2014, 07:49 AM
  2. Trả lời: 59
    Bài viết cuối: 15-02-2014, 08:48 AM
  3. Năm 2013: Một năm đầy thăng trầm cho BlackBerry
    Bởi trong diễn đàn Tin tức BlackBerry
    Trả lời: 38
    Bài viết cuối: 30-12-2013, 12:28 AM
  4. Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 27-12-2013, 08:30 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-01-2012, 10:18 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •