Ngoài các dòng tầm trung của dòng 600 hay 700 thì Zotac cũng như mọi nhà sản xuất VGA khác luôn có những lựa chọn bình dân hơn, nhưng lựa chọn bình dân thực sự với tầm giá khoảng 1 triệu đồng nhằm cải thiện sức mạnh đồ họa ở những hệ thống đời cũ, đặc biệt là các phòng game muốn nâng cấp thay vì đầu tư thay mới.

Và GT 420 1GB Synergy Edition ra đời trong hoàn cảnh như vậy, cũng phải nói thêm rằng GT 420 vốn dĩ không được NVIDIA xếp vào dòng phổ thông tung ra cho mọi nhà sản xuất gia công mà dành cho thị trường OEM là chủ đạo, vậy nên khó có thể nói rằng GT 420 chính là phiên bản GT 430 rename, và hiệu năng chính là những gì thể hiện rõ ràng nhất điều này. Và ở phân khúc giá này thì Zotac một mình một chợ bởi các thương hiệu khác bị khuyết mất phân khúc này.

Trở lại với nhân vật chính, hãy cùng người viết điểm qua thiết kế từ ngoài vào trong, với bao bì vỏ hộp cùng thiết kế của VGA này.



Vỏ hộp mặt trước và sau, phong cách thiết kế rất quen thuộc, chỉ cần nhìn lướt qua là đã biết được VGA này từ thương hiệu nào sản xuất.

Tem nhãn hàng, chưa các thông tin cơ bản nhất kể cả serial, model,.... của VGA

Các tính năng chính đều được thể hiện đầy đủ trên vỏ hộp

Chế độ bảo hành mở rộng, nhiều hơn bất cứ thương hiệu nào khác, hiện tại là 4 năm và trong tương lai có thể sẽ là 5 năm.

Giấy tờ và phần mềm đi kèm, có cả một tấm decal để dán trang trí lên thùng máy.

Phụ kiện duy nhất đi kèm là một đầu chuyển DVI-D-Sub, do Zotac GT 420 1GB Synergy được trang bị Dual DVI nên đầu chuyển này rất quan trọng và cần thiết cho bất cứ ai.

Nhân vật chính, thiết kế vẫn giữ chất rất đặc trưng của Zotac với PCB màu đen, quạt cam.

GT 420 mát hơn so với các GPU tầm trung khác do đó một tản nhiệt mỏng và quạt mỏng là đủ để làm mát và giúp GPU này hoạt động ổn định.

Model và thông tin cơ bản cũng như mã vạch được đặt ở phần này của VGA
Các cổng xuất tín hiệu hình ảnh của Zotac GT 420 Synergy Edition, bạn có thể thấy 2 cổng DVI và cả HDMI, hiếm có VGA bình dân nào được trang bị giao tiếp hình ảnh hoành tráng như vậy.

Cận cảnh khu vực các phase cấp nguồn cho GPU và RAM, các linh kiện tương tự được sử dụng trên các VGA cấp cao hơn, chỉ khác biệt về số lượng mà thôi.

Mặt trước có tem và mặt sau tiếp tục có tem, hơi nhiều tem cho một sản phẩm nhỏ gọn.

Tem bảo hành của nhà phân phối, Cty Đạt Khang

Khu vực lưng GPU
Về thiết kế phần cứng, có thể nói Zotac GT 420 1GB Synergy Edition được thiết kế khá tốt dù rằng sự chăm chút các chi tiết thua kém ít nhiều so với các sản phẩm dòng cao hơn, kiểu kiểu như PCB không được sạch cho lắm, điều này cũng rất thường thấy ở mọi thương hiệu khác, có lẽ là ít tiền thì phải dơ một chút để tạo sự khác biệt. Phần còn lại thì vẫn là một thiết kế chắc chắn như mọi khi đến từ Zotac, các đường mạch sắc nét, linh kiện tạo cảm giác chất lượng từ cái nhìn bên ngoài và mọi thứ đều ổn.
Hiệu năng, là một câu chuyện khác mà chúng ta sẽ bàn đến vào dịp thích hợp, còn đây là các kết quả benchmark được từ hệ thống:
  • Mainboard: MSI Z87-G43 Gaming
  • CPU: Intel Core i7-4770K
  • RAM: G.Skill TridentX 4GBx2 2400MHz
  • SSD: Kingmax SMU35 240GB SATA III
  • PSU: Cooler Master V650S



Nhiệt độ khi tải nặng và không tải


2 trong số các benchmark của bộ 3DMark


Và 2 trong số các benchmark về game của Ocer.vn
Thay lời kết, ngoại trừ hiệu năng cần phải có thời gian kiểm tra lại tính chính xác thì Zotac GT 420 1GB Synergy Edition vẫn là một lựa chọn hoàn hảo đối với nhiều chủ phòng game, nâng cấp sức mạnh đồ họa với chi phí rất hợp lý kèm thời gian bảo hành lâu, nhiệt độ hoạt động mát mẻ sẽ phần nào gia tăng độ bền đáng kể khi phải cày ải liên tục. Với người dùng thì đây cũng là lựa chọn không hề tệ, đặc biệt cho những ai hạn chế về tài chính và ưa thích sự nhỏ gọn cũng như nhu cầu vừa phải, tiết kiệm điện năng hơn so với việc trang bị các VGA "khủng" hơn.
Theo Ocer.vn

View more random threads: