Tại sao nên cho BÉ học nhạc từ sớm?
Âm nhạc có một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí thông minh của các bé. Bộ não của các bé có khuynh hướng phát triển từ những kinh nghiệm và trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Dựa vào những nghiên cứu về tác động của âm nhạc lên bộ não con người, giáo sư âm nhạc Arthur Harvey – Đại học Hawaii cho biết, bộ não có 4 cách tiếp cận và đáp ứng các giai điệu:
  • Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu
  • Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các cảm xúc khác nhau
  • Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố
  • Trong đáp ứng với cơ thể, âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giản, học hỏi
  • Thông tin thêm: học chơi Guitarhoc dan Guitar nang cao

Cũng chính nhờ những thành tự trong nghiên cứu âm nhạc mà người ta đã đúc kết ra một số lợi ích của âm nhạc trong phát triển tư duy của con người. Vì vậy, việc chi bé nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ sẽ là cách giúp bé phát triển được trí tuệ.
6 lý do mà ba mẹ nên cho bé học nhạc từ sớm
1. Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ: Một nghiên cứu được tiến hành trên 90 học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 và 60 sinh viên nữ tại Hồng Kong, đây là nghiên cứu của các nhà tâm lý học thuộc Đại học Trung Quốc đứng đầu là Tiến sĩ Agnes Chan. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ từng học âm nhạc có khả năng nhớ nhiều hơn so với các trẻ còn lại. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng thấy được mối liên hệ giữa thời gian học nhạc và khả năng ghi nhớ của từng học sinh: thời gian học càng dài, khả năng ghi nhớ từ càng nhiều. Tiến sĩ Chan cho biết ông tin rằng việc học nhạc đã kích thích thùy thái dương trái là nơi xử lý các thông tin thính giác, quá trình này thích đẩy sự phát triển của một phần thùy thái dương trái gọi là planum temporal, nơi ghi nhớ từ.
Kết quả khi chụp phương pháp cộng hưởng từ MRI cũng cho thấy vùng thái dương trái ở những nhạc sỹ lớn hơn so với người bình thường. Tiến sĩ cho biết thêm, không phải nhạc cụ hoặc âm nhạc được học mà chính là quá trình rèn luyện giúp nâng cao khả năng ghi nhớ từ ngữ, điều này cũng sẽ mở ra một ý tưởng mới trong điều trị bệnh cho người mất trí nhớ.
Âm nhạc có thể làm sống lại ký ức, có khả năng kích động trí nhớ. Khi chỉ cần nghe một bài hát là có bao nhiêu kỷ niệm được hiện ra trong tâm trí. Khi một bản nhạc quen thuộc được bật lên, người nghe sẽ ngay lập tức quay trở về kí ức trước đây khi lần đầu nghe bản nhạc đó.

2. Âm nhạc kích thích trí thông minh: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhạc giao hưởng và thính phòng có tác dụng rất tốt với sự phát triển của não bộ, đặc biệt là những bản nhạc của nghệ sĩ người Áo Mozart. Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành ở Mỹ, các nhà khoa học đã khẳng định: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn 9 đến 10 điểm so với bình thường. Tốc độ xử lý và hoạt động của não bộ cũng nhanh hơn bình thường. Đặc biệt phải kể đến vai trò của âm nhạc trong phát triển trí não và sự thông minh của các bé.
3. Âm nhạc tăng cường chức năng thị giác: Nghiên cứu của các nhà khoa học về sự tác động của bản sonata K488 của Mozart đối với 60 bệnh nhân tại trường Đại học y dược Sau Paolo cho thấy việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, xử lý hình ảnh với độ chính xác cao. Tất cả những người tham gia thử nghiệm đã được nghe bản nhạc sonata soạn cho 2 piano của Mozart trong một phòng kín khoảng 10 phút. Sau đó họ tiến hành kiểm tra sự phối hợp của thị lực và não bộ, kết quả cho thấy quá trình xử lý thông tin rất nhanh và chính xác ở vùng não.
4. Âm nhạc giúp con người xua tan những căng thẳng, mệt mỏi và có sức khỏe tốt hơn: Các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser ở Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu trên 23 người để chứng minh việc nghe nhạc rất có lợi cho người bệnh tim. Nghe các bản nhạc của Mozart và Bach giúp ổn định nhịp tim cho con người, trẻ sơ sinh khi nghe sẽ giảm các nguy cơ mắc bệnh về thần kinh sau sinh. Trong quá trình diễn ra nghiên cứu, thiết bị ghi hình đã ghi lại toàn bộ hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ sinh và các nhà bác sĩ đi đến kết luận âm nhạc của Mozart có ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ.

5. Âm nhạc giúp trẻ lạc quan hơn: Như đã nói ở trên âm nhạc có ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của các bé, từ đó giúp bé có được những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống, hăng hái, phấn khởi và yêu đời hơn. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp bé giảm đi những suy nghĩ tiêu cực, lo âu hoặc mệt mỏi.
6. Âm nhạc tốt cho sức khỏe: Một nghiên cứu ở Đức diễn ra vào năm 2007 chỉ ra, âm nhạc có thể giúp cải thiện chức năng vận động của những người sau tai biến. Nghiên cứu khác cũng cho thấy trị liệu bằng âm nhạc có thể tăng cường hệ thống miễn nhiễm, cải thiện sự tập trung, giảm những cơn đau, tạo sự khỏe mạnh và giảm những lo lắng cho bệnh nhân đang chờ giải phẫu. Các nhà khoa học ở Mỹ cũng chứng minh, việc nghe nhạc trong khi ăn cũng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, đó là nhờ nghe nhạc mà sự căng thẳng và mệt mỏi giảm đi, cơ thể có được sự thoải mái và làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ăn sẽ thấy ngon miệng và dễ ngủ hơn.
Như vậy có thể thấy được rằng âm nhạc có một tác động rất lớn đến tâm trí và sức khỏe của con người. Với những lợi ích tuyệt vời này, việc cho bé học âm nhạc sẽ là cách giúp bé phát triển toàn diện và lành mạnh hơn.

View more random threads: