[align=justify]Lưu ý:

1. Như đã trình bày từ trước, kiến thức Photoshop của mình là dạng "phi chính thống", chủ yếu qua con đường Google và vọc nên cách trình bày của mình cũng không được "sư phạm" cho lắm. Tuy nhiên mình sẽ cố gắng cắt nghĩa, trình bày theo cách dễ hiểu và trực quan nhất. Bác nào Pro mà có lướt qua bài viết của mình thì xin đừng chém, hãy góp ý/bổ xung để mọi người cùng hiểu biết hơn. Xin cảm ơn.
2. Đừng bao giờ hỏi về thông số. Cùng một bức ảnh, tùy theo cảm nhận cũng như ý đồ của mỗi người mà cách chỉnh sửa sẽ khác nhau. Không bao giờ có một thông số chuẩn. Mình chỉ đóng góp những hiểu biết cơ bản cũng như hướng dẫn cách làm thôi, còn tăng nhiều hay giảm ít, tăng đỏ hay giảm xanh, da trắng hồng hay trắng sáng... tất cả đều là ở cảm nhận của mỗi người.[/align]

Phần mở đầu: Những khái niệm cơ bản
1. Layer

[align=justify][tab=30]Khái niệm cơ bản nhất của Photoshop là layer. Một file Photoshop bao gồm nhiều layer, chứa các dữ liệu độc lập, layer này chồng lên layer kia.

  • Các layer có thể là hình ảnh, hiệu ứng, text.
  • Các layer có thể tương tác với nhau tuỳ theo chế độ hoà trộn.
  • Các layer có mức độ trong suốt độc lập. Nếu layer trên trong suốt thì người dùng chỉ có thể nhìn thấy layer dưới, nếu layer
  • trên mờ mờ thì người dùng có thể nhìn thấy hình ảnh của cả 2 layer.
  • Các thao tác chỉnh sửa (copy, paste, cut, tẩy xoá, vẽ vời, làm mịn...) đa phần đều chỉ có hiệu quả trên layer được chọn.
  • Các thao tác cân chỉnh (tăng giảm sáng tối, hiệu ứng màu...) thường sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung.
  • Người dùng có thể trộn 2 hoặc nhiều layer thành 1 layer đơn nhất.

[tab=30]Đọc mãi chán rồi, làm tí hình ảnh minh hoạ nhỉ.[/align]

[align=justify][tab=30]Các bác download file bon.psd ở địa chỉ http://www.mediafire.com/?ssu2td7fag9245k về và mở (bằng photoshop - dĩ nhiên rồi ) sẽ thấy file gồm 6 layer.

  • Layer trên cùng là 1 chiếc lá.
  • Layer tiếp theo là chiếc tủ bán nước tự động được em clone từ chiếc tủ nước gốc ra.
  • Layer tiếp theo là hiệu ứng ảnh đen trắng. Vì layer này nằm dưới 2 layer kia nên hiệu ứng không có tác dụng đối với 2 layer kia mà chỉ có tác dụng với các layer dưới nó.
  • Layer tiếp theo là toàn bộ phần "sẫm màu" của bức ảnh. Layer này được tách ra từ layer "Ảnh đã xoá 2 người phía sau" và được để chế độ tương tác Screen nên sẽ làm sáng toàn phần tối của bức ảnh.
  • Tiếp theo được clone từ ảnh gốc, xoá đi 2 người ở phía sau đu quay và chiếc lá.
  • Dưới cùng là ảnh gốc.

[tab=30]Các bác có thể tuỳ ý bật tắt layer bằng cách click vào biểu tượng hình con mắt ở bên trái mỗi layer, để thấy hiệu quả của mỗi layer. Các bác cũng có thể kéo layer "Blach and White" lên phía trên 5 layer còn lại để thấy tác dụng của nó với chiếc lá và chiếc tủ bán nước...

2. Layer mask

[tab=30]Để hiểu về layer mask, chúng ta có thể tưởng tượng như sau: Để 1 tấm vải trắng phía dưới, đặt 1 chiếc rổ lên và phun sơn lên chiếc rổ. Kết quả thu được sẽ là 1 tấm vải có những lỗ màu sơn. Tấm vải phía dưới chính là layer chịu tác động, layer mask chính là chiếc rổ, cho phép chúng ta tuỳ chỉnh tác động của hiệu ứng áp dụng lên layer phía dưới.[/align]

[align=justify][tab=30]Ở hình trên, với ý đồ làm nổi bật chủ thể (cu Bon) nên mình muốn chủ để phải sáng hơn nền phía sau. Để làm việc đó, mình đã clone bức ảnh thêm 1 layer nữa rồi đặt chế độ hoà trộn là Screen. Tuy nhiên chế độ hoà trộn này sẽ khiến toàn bộ bức ảnh này sáng lên. Vì thế mình đã đặt 1 cái rổ, khoét hình cu Bon và phun sơn lên. Kết quả là chỉ những phần nào thủng (màu trắng trên layer mask) mới chịu ảnh hưởng của hiệu ứng.

3. Tools panel: Chứa các công cụ để chỉnh sửa ảnh.[/align]
<div style="float: left; padding: 10px;"></div>
[align=justify]Từ trên xuống:

* Move tool (phím tắt: V) dùng để di chuyển layer hoặc vùng select

* Marquee tool (phím tắt: M) dùng để lựa chọn 1 vùng có hình dạng xác định trước. Marquee tool có 4 chế độ, tuy nhiên mình chỉ quan tâm đến 2 chế độ chọn là Rectangular (chọn vùng chữ nhật) và Elliptical (chọn vùng Ellip)

* Lasso toos (phím tắt: L) dùng để lựa chọn 1 vùng bất kỳ. Lasso có 3 chế độ là Lasso (vẽ vùng chọn bằng tay), Polygonal (vẽ vùng hình đa giác chọn bằng cách chọn các đỉnh của đa giác), Magnetic (vẽ vùng chọn bằng cách đưa chuột qua các ranh giới phân cách màu, photoshop sẽ dựa trên ranh giới này chọn lựa). Chế độ Magnetic rất đặc biệt, các bác sẽ chọn điểm đầu tiên, sau đó đưa chuột (không giữ chuột trái) quanh vùng cần chọn, càng sát ranh giới phân tách màu càng tốt. Photoshop sẽ "dính" đường lựa chọn này vào ranh giới. Sau khi lựa chọn xong, click 1 lần nữa vào điểm đầu, Photoshop sẽ tự động khép vùng chọn thành vùng kín.

* Select tool (phím tắt: W) dùng để lựa chọn 1 vùng. Select tool có 2 chế độ là Quick Selection (chế độ chọn tự động theo vùng) và Magic Wand (chế độ tự động chọn vùng theo màu)

* Crop tool (phím tắt: C) dùng để cắt/crop 1 vùng từ 1 bức ảnh lớn. Crop tool có 3 chế độ là Crop, Slice (phân chia bức ảnh thành nhiều vùng) và Slice Select (lựa chọn vùng đã phân chia)

* Eyedropper tool (phím tắt: I) dùng để đo màu. Sử dụng công cụ này, click vào 1 điểm trên bức ảnh sẽ cho biết màu của điểm (vùng) đó.

* Patch tool (phím tắt: J) chuyên dùng để nặn mụn, xoá vết thêm. Công cụ này cho phép người dùng lấy 1 vùng, đắp lên 1 vùng khác. Patch tool gồm 4 công cụ: Spot Healing (nặn mụn tự động dựa trên vùng da xung quanh), Healing (nặn mụn bằng cách lựa chọn 1 vùng hình tròn đắp lên 1 vùng khác), Patch (trị nám da bằng cách lựa chọn 1 vùng da đẹp đắp lên vùng da xấu) và Red Eye (chuyên trị mắt đỏ khi chụp ảnh có đèn flash)

* Brush (phím tắt: B) bút lông, chuyên dùng để vẽ vời. Có lẽ đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong Photoshop. Để trao đổi vể brush chắc nói 10 thread này cũng chưa hết, và mình cũng chỉ biết một phần nhỏ thôi. Tuy nhiên để nói về Brush thì có mấy điểm trước tiên cần biết:

- Hình dạng brush: đầu bút có thể là hình tròn (sử dụng nhiều nhất), hình sao, hình mây, hình chùm sao, hình vảy mực... Chọn hình dạng nào thì khi ta click vào khung hình sẽ cho ta hình như vậy.
- Kích thước brush: đầu bút có thể tuỳ chỉnh to nhỏ bằng cách chọn size hoặc ấn [ để giảm và ] để tăng kích thước.
- Độ sắc nét: đầu bút có thể sắc nét hoặc mờ dần theo nhiều cấp độ. Thường trong quá trình chỉnh sửa ảnh, người dùng thường để mờ dần để không bị lộ hiệu ứng.
- Chế độ hoà trộn brush: cũng giống như layer, brush có nhiều chế độ hoà trộn (vì brush vẽ ra image giống thông tin chứa trên layer). Tính năng này ít sử dụng như lại hay bị ấn nhầm nên nếu trong quá trình sử dụng brush mà màu sắc, hiệu ứng bị sai lệch thì phải xem lại tính năng này.
- Opacity: độ trong suốt. Cũng giống layer, brush cũng có độ trong suốt tuỳ theo nhu cầu. Opacity càng cao thì nét bút càng mờ.

* Clone tool (phím tắt: S): dùng để clone nguyên 1 vùng này sang 1 vùng khác. Khác với Patch tool, Clone không tính toán để vùng da chứa mụn và dùng da đẹp được tương đồng mà chỉ Clone thôi.

* History Brush (phím tắt: Y) khôi phục lại vùng đã bị tác động. Tool này rất khó cắt nghĩa, trong quá trình sử dụng nếu có động đến mình sẽ giải thích thêm.

* Erase tool (phím tắt: E) dùng để tẩy xoá. Erase có 3 công cụ gồm Erase (vùng bị tẩy trong suốt, nhìn thông xuống layer dưới), Background Erase (chưa dùng bao giờ) và Magic Erase (tẩy các vùng cùng màu)

* Gradient tool (phím tắt: G) gồm 2 công cụ Gradient (đổ màu theo chế độ chuyển dần từ màu này sang màu khác) và Paint Bucket (đổ màu theo khối màu)

* Blur tool (phím tắt: B) làm mờ. Blur gồm 3 công cụ là Blur (dùng bút vẽ mờ), Sharpen (dùng bút vẽ làm sắc nét) và Smudge (di màu)

* Dodge tool (phím tắt: O) gồm 3 công cụ: Dodge (làm sáng), Burn (làm sẫm) và Spoge (làm nhạt)

* Pen tool (phím tắt: P) dùng để vẽ các đường.

* Text tool (phím tắt: T) dùng để chèn text vào ảnh.

* Path selection tool (phím tắt: A) dùng để chọn path.

* Rectangle tool (phím tắt: U) dùng để vẽ path dạng hình khối.

* 2 tool dùng để rotate, chưa dùng bao giờ.

* Hand tool (phím tắt: H) dùng để di chuyển giữa các vùng trong bức ảnh khi các bác zoom ảnh quá độ phân giải của cửa sổ edit.

* Zoom tool (phím tắt: Z) dùng để kích hoạt chế độ zoom. Ở chế độ zoom, click chuột để phóng to ảnh, giữ Alt và click chuột để thu nhỏ, double click vào nút zoom để trở về chế độ zoom 100%.

* Frontground/Backbround: chọn chế độ màu bút và màu nền. Ấn D để chuyển về chế độ mặc định (bút đen nền trắng), ấn X để hoán đổi màu bút và màu nền.

4. Filter:

[tab=30]Filter là bộ lọc hiệu ứng. Nếu ai đã từng chụp ảnh đều sẽ biết ý nghĩa của filter. Đó là một tấm kính đặt phía trước ống kính nhằm đạt được các hiệu ứng như mong muốn như lọc màu, làm tối, làm mờ, tạo hình... Đối với Photoshop, người dùng sẽ chọn layer muốn tác động (ví dụ layer chứa da của mẫu) sau đó áp dụng filter phù hợp (ví dụ làm mờ / Blur) thì sẽ thu được kết quả là da mịn màng.

[tab=30]Đây là sản phẩm của filter làm mịn và trắng da:[/align]

[align=justify]5. Action:

[tab=30]Giống như Filter, Action cũng là một nhóm các thao tác được gộp lại. Tuy nhiên, action không bị nhét trong "hộp đen bí hiểm" như Filter mà được mô tả chi tiết. Người dùng có thể tự tạo Action, chỉnh sửa Action... theo ý của mình. Có thể hiểu nôm na Action giống như Macro vậy.[/align]