Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    A. Giới thiệu về lightScrible (phần này xin được copy/paste, chỉnh sửa, thêm thắt từ nguồn trên web)

    <div style="text-align: justify !important;">lightScribe là công nghệ ghi nhãn đĩa quang cho phép người dùng ghi trực tiếp hình ảnh lên bề mặt những đĩa có lớp tráng phủ đặc biệt.

    lightScribe được kỹ sư Daryl Anderson của HP sáng chế ra và được HP áp dụng chủ lực cho các sản phẩm của mình. Vài năm trước thì ổ đĩa có khả năng ghi lightScrible chỉ xuất hiện ở những dòng laptop cao cấp của HP, nhưng hiện tại thì hầu hết các laptop của HP đều được trang bị ổ quang có khả năng ghi lightScrible. Ngoài ra thì một số hãng phần cứng cũng đã bắt đầu sản xuất ổ đĩa quang giao tiếp USB có khả năng ghi lightScribe như LaCie giúp người dùng không sử dụng laptop của HP (như mình) có thêm sự lựa chọn.

    Bề mặt của đĩa lightScribe được phủ bằng chất nhuộm phản ứng thay đổi màu sắc khi nó hấp thu ánh sáng tia tử ngoài có bước sóng 780nm chiếu vào. Nhãn được khắc sẽ không bị mất đi khi có ánh sáng chiếu vào trong ít nhất 9 tháng. Những đĩa quang thường được lưu trữ dự liệu tại phòng tối và không bị va đập, vì thế việc sử dụng công nghệ lightScribe để ghi nhãn đĩa có thể sử dụng rộng rãi trong thực tế.

    Giá của đĩa lightScribe ở thời điểm này là hoàn toàn chấp nhận được. Nếu như vài năm trước, các bác sẽ phải chi vài chục đến cả trăm nghìn để tiến hành "em yêu khoa học" thì bây giờ người dùng có thể dễ dàng mua đĩa CD lightScribe với giá khoảng 8k/CD, DVD lightScribe với giá khoảng 11k/DVD.

    Giống như việc ghi dữ liệu thông thường, việc ghi lightScribe được tiến hành theo những vòng tròn đồng tâm, di chuyển từ phía tâm đĩa ra bên ngoài cho tới hết đường kính của đĩa. Tại tâm của đĩa lightScribe có một mã đặc biệt để cho phép ổ đĩa nhận biết chính xác vị trí quay của đĩa.</div>
    Hình 1: Cấu tạo đĩa lightScribe


    [align=justify]Vào thời điểm hiện tại, người dùng không thể ghi lại nhãn đĩa lightScribe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người dùng có thể bổ xung nội dung cho nhãn đĩa lightScribe đã ghi. Tuy nhiên HP tuyên bố trong tương lai, lightScribe sẽ có khả năng ghi lại.

    Ưu điểm của lightScribe:
    - Nhãn được khắc với độ chính xác cao nên nếu bản gốc có chất lượng tốt thì sản phẩm sẽ rất sắc nét.
    - Không bị ảnh hưởng của độ ẩm, không bị nhòe khi dính nước.

    Nhược điểm của lightScribe:
    - Ở thời điểm hiện tại, công nghệ lightScribe chỉ cho phép tạo các nhãn đĩa đơn sắc (mono tone). Đây là lý do tại sao ở trên mình có viết là "trong một số trường hợp nhất định, người dùng có thể bổ xung nội dung cho nhãn đĩa lightScribe đã ghi". Nếu nội dung muốn bổ xung sẫm màu và khu vực cần ghi sáng màu thì người dùng có thể tiến hành ghi tiếp, chứ nếu khu vực cần ghi thêm đen thùi lùi mà muốn ghi chữ hay hình màu sáng vào thì hết cách...
    - Do phụ thuộc giới hạn di chuyển của mắt laser nên đĩa lightScribe không thể ghi tràn khổ, tức là không thể ghi hết toàn bộ mặt đĩa như các nhãn đĩa dùng công nghệ in phun.[/align]

    Một vài sản phẩm lightScribe:



  2. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2015
    Bài viết
    0
    Re: Hướng dẫn về ghi đĩa lightscribe

    B. Hướng dẫn ghi lightScribe:


    [align=justify]1. Phần cứng:

    a. Ổ quang có chức năng ghi nhãn lightScribe. Những ổ quang có chức năng ghi nhãn lightScribe đều có logo lightScribe ở mặt khay đĩa. (xem thêm phần C nếu bạn sử dụng laptop gắn ổ quang không có chức năng ghi lightScribe)

    b. Đĩa quang lightScribe. Điểm dễ nhận ra nhất của đĩa quang là vùng Control Feature Zone có màu quang phổ rất bắt mắt và vùng Clamping/logo Zone có logo lightScribe.[/align]
    Hình 2: Một ổ quang có khả năng ghi đĩa lightScribe.
    [align=justify]2. Phần mềm:

    a. Phần mềm điểu khiển: Download phần mềm điều khiển (lightScribe System Software) mới nhất ở địa chỉ: http://www.lightScribe.com/downloadSection/index.aspx

    b. Phần mềm tạo nhãn đĩa: Có rất nhiều phần mềm có khả năng tạo nhãn đĩa đồng thời hỗ trợ ổ ghi lightScribe như Sonic Express Labeler, Sure Thing CD Labeler, Roxio Easy Media, Nero Cover Designer cho Windows, DiskLabel, Disk Cover, CD/DVD Label Maker cho MAC, LaCie lightScribe Labeler cho Windows/Mac...

    Tuy nhiên sau khi thử nghiệm một số phần mềm, mình suggest các bác dùng thử Acoustica CD Label Maker. Nhẹ nhàng, đầy đủ, dễ sử dụng.

    c. Phần mềm hỗ trợ xử lý ảnh: Để có thể design một nhãn đĩa hợp ý của mình nhất, tốt nhất các bác nên biết sử dụng một phần mềm xử lý ảnh để có thể tăng sáng giảm tối, xóa bỏ chi tiết thừa, tách nền... Mình sẽ hướng dẫn một số thao tác đơn giản với Photoshop ở một bài viết khác, bác nào có hứng thú tìm đọc nhé.

    3. Tiến hành:

    a. Cài phần mềm điều khiển (lightScribe System Software), khởi động lại máy (cho chắc ăn thôi)

    b. Cài phần mềm Acoustica CD Label Maker.

    c. Bật phần mềm Acoustica CD Label Maker và tiến hành design:

    - Kéo thả ảnh từ Windows Explorer vào phần mềm, tùy chỉnh kích thước ảnh...
    - Chèn thêm chữ (trên menu bar chọn Text, Creat a New Text Object), tùy chỉnh font chữ, kích thước, màu sắc...[/align]


    Hình 3: Thiết kế nhãn đĩa với phần mềm Acoustica CD Label Maker
    - Thêm hiệu ứng uốn cong, hiệu ứng đổ bóng... cho chữ.


    Hình 4: Tùy chọn đổ bóng cho chữ
    d. Sau khi hoàn thành design, chọn lightScribe để tiến hành ghi nhãn đĩa.


    Hình 5: Tùy chọn chất lượng ghi nhãn
    [align=justify]4. Lưu ý:

    a. Nếu sử dụng ổ quang giao tiếp USB: nhớ cắm ổ quang vào cổng USB sau khi khởi động thành công và trước khi bật phần mềm Acoustica CD Label Maker. Nếu cắm ổ quang vào trước khi khởi động Windows thì Windows sẻ khởi động rất lâu (hay do cái mạch chuyển của mình đểu nhỉ?). Nếu cắm ổ quang vào sau khi bật Acoustica CD Label Maker thì phần mềm sẽ không nhận biết là ta muốn tạo đĩa lightScribe nên sẽ design ở chế độ print (kích thước của nhãn sẽ khác so với đĩa lightScribe)

    b. Nhất thiết phải preview sản phẩm trước khi tiến hành in. Đôi lúc sản phẩm design trên phần mềm thì ngon nhưng lúc in ra lại bị dồn lại font chữ. Để preview sản phẩm, chọn lightScribe, preview. Acoustica CD Label Maker sẽ yêu cầu insert đĩa vào ổ đĩa (nhớ để mặt trên xuống dưới nhé)

    c. Nếu muốn nhãn đậm hơn: vào lightScribe Control Panel (tìm trong Start Menu hoặc ở Notification Area Icons), ở tab Setting chọn "This will make your labels darker, but you will experience a longer label time". Tùy chọn này sẽ giúp các bác có được nhãn đĩa đậm đà hơn, tuy nhiên các bác sẽ phải trả giá bằng thời gian ghi đĩa cũng sẽ lâu hơn.[/align]


    Hình 6: Tùy chọn giúp đĩa đậm hơn
    [align=justify]d. Sử dụng giao diện ghi đĩa của lightScribe Software:

    - Giúp các bác có thể preview bản in mà không cần phải nhét đĩa vào ổ.
    - Thao tác preview cũng đơn giản hơn khi mà cửa sổ preview xuất hiện ngay trong giao diện ghi đĩa.
    - Giúp mình cảm thấy đỡ sốt ruột khi cái ổ đĩa cứ lầm lũi làm việc cả 20-30 phút mà chả biết kết quả thế nào. Thay thế cho màn hình ghi đĩa lightScribe của Acoustica CD Label Maker sẽ là một cái "Simulator Visual Label progess" rất đẹp mắt. Để sử dụng giao diện này, các bác vào menu File, Preference, lightScribe, chọn "Use single-driver printing interface".[/align]


    Hình 7: Giao diện ghi đĩa của lightScribe Software
    e. Nếu bác nào dùng Mac OS (giống em) thì nên cài Windows qua Bootcamp để có được chất lượng tốt nhất. Mình đã thử tất cả các phần mềm ghi lightScribe trên Mac OS có thể tìm được, thử trên 3 ổ đĩa khác nhau, thử mọi config, thử mọi setup, thử cả trên Snow Leopard (10.6) lẫn trên Lion (10.7), thử hết 1 cọc 10 CD lightScribe, thử ghi 2 lần...

    - Với cùng 1 ổ đĩa, ghi trên Windows luôn đậm hơn ghi trên Mac. Kể cả với LaCie lightScribe Labeler, version cho Windows cũng cho kết quả tốt hơn version cho Mac.
    - Khi ghi trên Mac, mình luôn nghe thấy có tiếng "khực khực" rất nhỏ phát ra chứ không êm như khi trên Windows. Thời gian ghi trên Mac cũng lâu hơn ghi trên Windows (vậy mà chất lượng lại thấp hơn mới hài chứ)
    - Ghi đè thêm 1 lần lên đĩa đã ghi cho kết quả đậm đà hơn, tuy nhiên nhãn đĩa không còn bóng như ban đầu. Thêm nữa việc ghi 2 lần rất hên xui, đôi lúc nó không ghi trúng chỗ ban đầu. Sai lệch nhỏ thôi, nhưng cũng làm chi tiết không còn sắc sảo nữa.

    Thử tới thử lui, cuối cùng lại đành về với Windows chỉ để ghi đĩa

    Sản phẩm:

  3. #3
    Guest
    Re: Hướng dẫn về ghi đĩa lightscribe

    C. Tản mạn


    [align=justify]Sự thoái trào của CD

    Thực ra mình biết về lightScribe đã lâu, thử lightScribe cũng khá lâu rồi. Thời kỳ đó mình cùng với mấy thằng bạn nối khố mở 1 cửa tiệm chuyên ghi CD. Hồi đấy ổ đĩa lightScribe còn hiếm lắm. Ổ ghi dành cho PC rất đắt, người ta toàn mua loại rẻ mà tốt chứ cần quái gì ghi nhãn. Đĩa lightScribe cũng rất đắt, tìm mua cũng khó. Cũng là do có người từ nước ngoài cầm mấy cái đĩa lightScribe về, không biết dùng mang lên cửa hàng hỏi mình nên mình mới có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về nó.

    Rồi mình chuyển sang làm laptop. Thời đấy mình cũng hay ghi đĩa CD để cài máy, nhưng chỉ dám ngó đến lô đĩa đen thui, vô danh nhưng cực bền, chống xước tốt... Thú thật là chả hiểu nó có chống xước thật hay không (vì nếu nhìn kỹ thì nó cũng xước tè le, có điều vì màu đen nên không nhận ra) nhưng rõ ràng là nó đọc tốt thật. Sau này nâng cấp lên Sigma, cũng đen thùi lùi nhưng được cái mặt trên có chỗ ghi nhãn. Thời đấy tiêu chí "chày cối" được đặt lên hàng đầu, mấy ai nghĩ đến nhãn đĩa đẹp đâu. Cả cửa hàng cũng chỉ có vài cái laptop có ổ quang ghi được, ghi được data không chết đĩa là tốt lắm rồi. Chỉ có những dòng máy cao cấp của HP mới được trang bị ổ đĩa có tính năng này. Chỉ để đấy ngắm chơi thôi.[/align]


    CD Sigma, xấu nhưng bền b-)
    <div style="text-align: justify !important;">Bẵng một thời gian, cùng với sự phát triển và bùng nổ của USB flash disk, nhu cầu ghi đĩa CD/DVD ngày càng ít. USB dung lượng lớn dần, rẻ đi, phổ biến hơn làm giảm đi ưu thế lưu trữ của đĩa quang. Internet phát triển và MP3 trở thành chuẩn âm thanh phổ thông làm các đĩa nhạc dần biến mất. Đặc biệt là sau khi xuất hiện một loạt tool cho phép transfer các bộ cài Windows, MacOS, Hirren Boot CD sang USB thì mình gần như lãng quên CD. Thời còn dùng laptop, mình thường xuyên tháo bỏ khay ổ quang ra khỏi laptop để tiện mang vác (hồi đó mình còn dùng máy Dell 17&#039;&#039;, cái adapter không thôi đã gần 2kg rồi nên bớt được tí nào là khỏe tí đó). Về sau, mình lại thay vào khay chứa ổ quang một ổ cứng thứ 2 để tăng dung lượng lưu trữ. CD/DVD gần như biến mất khỏi cuộc sống của mình, họa hoằn nếu có dùng đến ổ quang cũng chỉ là để tạo image cho mấy đĩa cài Windows OEM mà thôi.

    Cũng vì nhu cầu đó nên mình đã mua 1 CD USB Box để tống cái ổ quang tháo từ laptop của mình vào. Vì vứt cái ổ quang ở ngoài thấy tội nghiệp quá thôi, chứ lắp nó vào box rồi cũng quẳng trong góc ngăn kéo, chả mấy khi sờ đến.</div>


    CD/DVD Box giao tiếp USB
    <div style="text-align: justify !important;">Phong trào HD lên cao là đỉnh điểm của việc CD/DVD trở nên xa lạ. Trong em Dell của mình đóng đinh 2 cái ổ cứng 500GB. Không còn chỗ để nhớ đến ổ quang nữa.

    Rồi mình phải lòng bác Steve Job, say đắm với Macbook, ao ước Macbook Pro... Thật kỳ lạ khi Steve Job là người rất ngưỡng mộ Bill Hewlett - nhà đồng sáng lập ra HP - nhưng phần cứng của Apple lại không hỗ trợ lightScribe???

    Đến một ngày, mình vớ được 1 cái xác máy HP. Nhân tiện cái CD/DVD USB Box vẫn còn mà cái ổ quang bán mất tiêu theo máy cũ rồi, mình hí hửng lắp cái DVDRW lightScribe tháo từ máy HP vào. Vẫn ngon, ổ ngon, box ngon, đọc ghi rất tốt. Lắp ổ quang vào box rồi lại quẳng vào góc ngăn kéo... =))

    Lossless xuất hiện, mình quay cuồng trong thế giới headphone. Ở nhà thuê bé tẹo, chả có chỗ kê loa (cũng chả có tiền để sắm). Macbook Pro + Blackberry + Flac + tai nghe, thế là đủ cho nhu cầu thưởng thức âm thanh ồn ào của mình. Tối vợ xem phim Hàn xẻng ở trên, chồng cắm tai nghe phiêu ở dưới, vợ gọi mãi không thấy chồng trả lời, ném đồ xuống chồng mới biết >

    Bỗng một ngày đến nhà người quen chơi. Nghe nhạc trong đêm, trong một không gian mở. Vẫn tiếng piano đấy, vẫn tiếng guitar ấy, nhưng sao khác thế. Nó thoát hơn, vút cao chứ không gò bó, tù túng như nghe bằng tai nghe. Trong bóng tối, nhìn cái biểu tượng đĩa màu xanh quay chầm chậm, từng con số hiển thị thời gian trên đầu đọc đếm từng giây... thật thanh thản. Ôi nhớ quá cái thời ngày xưa, mẹ được cơ quan phát cho cái cassette, đêm toàn trốn ngủ ra ôm headphone, ngủ quên sáng dậy bị đánh đòn...</div>


    Mình đã bị những con số này mê hoặc
    [align=justify]CD trở lại

    Nhân tiện mua cho vợ bộ karaoke, mình tranh thủ đầu tư mạnh tay luôn cho phần âm thanh. Dĩ nhiên là âm thanh phát ra từ thiết bị chuyên dụng cho karaoke thì không thể hài lòng được, nhưng cũng đã thỏa mãn được phần nào nhu cầu "nghe" và "nhìn" của mình.

    Mình bắt đầu ghi Audio CD từ kho flac của mình. Chất lượng tốt, không phải bàn cãi gì. Cần gì thì tìm kiếm từ internet. Được cái nguồn nhạc bây giờ rất phong phú, chỉ cần đừng quá xưa thì sẽ có nguồn tốt và free. Và nhu cầu lightScribe bắt đầu xuất hiện.

    May thay, đĩa CD lightScribe bây giờ cũng rẻ. Mua ngay 1 cọc CD lightScribe về ghi thử. Lục lại ngăn kéo, lôi cái ổ ra, hăm hở cắm vào cổng USB của máy tính và hồi hộp ghi thử. May quá, sau thời gian dài phủ bụi, mọi thứ vẫn tốt. Yêu HP thế, yêu lightScribe thế...

    (Nếu câu chuyện chỉ có thế thì chắc có bác sẽ hỏi tại sao ở phần trên mình lại nhắc đến "bác nào có laptop gắn ổ quang không có tính năng ghi lightScribe". Các bác cứ đọc tiếp, chuyện bây giờ mới gay cấn đây...)

    Sẽ chẳng có chuyện gì đáng nói, nếu một ngày kia sếp mình không vác về một em HP mới cóng. Sếp nhờ test tính năng. Uh thì test, nghề của chàng mà, tiện thể diễn tí lightScribe cho sếp sợ. Hi sinh ngay một cái đĩa trắng để biểu diễn lightScribe cho sếp lác mắt. Ổ của sếp ghi tốt, rất tốt.

    Ôi shit... Sao sản phẩm đẹp thế không biết... Hình ảnh sắc nét, đậm đà...
    Buồn quá, sếp là người không có nhu cầu thì lại có cái ổ ghi chất lượng tốt, còn mình có nhu cầu thì...

    May thay, sếp mình rất hào phóng. Thấy mình bần thần, sếp quyết định đổi cho mình cái ổ cũ lấy cái ổ mới. Thực ra cũng là do mình hứa sẽ hối lộ sếp cái Optibay để gắn thêm 1 ổ cứng vào khay chứa DVD... Hăm hở tháo cái ổ lightScribe tuyệt đẹp của sếp ra khỏi em HP, hì hục lắp nó vào cái box của mình.

    Đầu tiên là phải tháo cái mặt của cái ổ lightScribe mới của sếp ra, thay vào cái mặt của ổ lightScribe cũ của mình. Nhỡ đâu có ngày sếp hứng chí lắp ổ quang vào ghi đĩa tặng bồ nhí thì cái mặt ổ quang của mình lắp sao vừa cái khay của em HP. Với lại cái mặt ổ quang của mình, mình đã gọt đi để nó vừa cái box rồi, giờ thay cho sếp thì... í ẹ lắm. May mà ngày xưa mình cũng có thâm niên vài năm làm việc với laptop nên chuyện này quá đơn giản. Ngày xưa bán laptop toàn phải chế đồ. Khách hàng muốn mua máy có DVD mà nguyên bản chỉ có CD thì phải thay thôi...

    Tất cả các ổ quang thông dụng dành cho laptop (không kể các ổ dạng nuốt đĩa hoặc dạng mở nắp) đều có kích thước giống nhau, chỉ khác nhau độ dày mỏng và thể tháo rời mặt phía trước. Chỉ cần để ổ ở dạng mở, lật úp nó xuống các bác sẽ thấy 3 lẫy nhựa để tháo rời mặt. Ấn vào lẫy ngang để tác mặt nhựa ra, sau đó lắc nhẹ để tháo nốt 2 lẫy còn lại.[/align]


    Lẫy nhựa ngang để tách mặt ổ quang có thể tìm thấy ở phía trên
    <div style="text-align: justify !important;">Trong vòng 2 nốt nhạc, mình đã đổi xong mặt phía trước của 2 cái ổ quang. Hí hửng lắp cái ổ của sếp vào box.

    Ôi shit (again)... Mải vui, mình quên mất là cái ổ quang của sếp chuẩn SATA, còn cái box của mình chuẩn ATA. Cái thời mình mua box, SATA cho ổ cứng còn chưa ra đời, nói gì đến ổ quang chuẩn SATA. Mình có thể đi mua cái box khác để gắn cái ổ quang của sếp, nhưng làm sao gắn cái ổ của mình vào khay ổ quang của sếp? Nhục quá đi mất!!!</div>


    Ổ quang chuẩn SATA
    [align=justify]May thay, 2 tháng sau đó, cái laptop cùi của thằng cu làm cùng nó bị hỏng ổ quang, nhờ mình đi mua ổ mới. Thương vụ diễn ra chóng vánh, mình bán rẻ cái ổ quang của mình cho nó, được việc mà lại còn được nó cảm ơn rối rít vì "ổ quang em ít dùng, mua được của anh giá rẻ thì tốt quá". Ra hàng linh kiện máy tính, làm 1 cái ổ lightScribe chuẩn SATA cũ tháo từ một em HP dv gì đó ra và 1 cái box mới chuẩn SATA.

    Về nhà hí hửng ghi thử.

    Oh shit (lại nữa)... Sao chất lượng bản ghi chả khác gì từ cái ổ cũ của mình? Chả lẽ bỏ tiền ra mua ổ mới, box mới mà không hơn được gì? Điên mất.

    Lại phải hối lộ sếp để đổi cái ổ lấy cái ổ quang của sếp về dùng. May mà sếp cũng vui vẻ. Cuối cùng thì cũng được toại nguyện.

    Kết luận:

    - Nếu bác nào dùng laptop có ổ quang không có chức năng ghi lightScribe thì hãy ngó xem bố mẹ, anh chị em, bồ bịch, bạn bè... có ai dùng laptop HP không. Ở thời điểm hiện tại, máy bèo nhất của HP cũng được trang bị ổ quang ghi tùm lum chuẩn, và quan trọng nhất là có khả năng ghi lightScribe. Sau đó xin, thuyết phục, thương lượng... họ đổi ổ cho mình.

    - Các ổ quang dạng thông thường có 2 dạng dầy và mỏng. Nếu cùng là ổ dầy hoặc ổ mỏng thì kích thước đều như nhau hết. Nếu nhìn cái này mà to hơn cái kia thì là do hãng lắp thêm các adapter hay vỏ chuyên dụng mà thôi. Bây giờ hầu như các ổ chuẩn SATA đều đã bỏ hết các phụ kiện để đảm bảo mỏng và gọn nhất có thể.

    - Mặt trước của các ổ quang này đều có thể thay thế qua lại cho nhau được. Thao tác tháo cũng rất đơn giản, chỉ cần nhẹ nhàng tình cảm một chút thôi (vì 3 lẫy bằng nhựa, nếu thấy cứng mà mạnh tay có thể bị gẫy)

    Nhân tiện có bác nào biết chỗ bán AV Switcher hoặc Composite Switcher để chuyển đổi qua lại giữa các cặp dây composite như trong hình thì chỉ cho mình với. 2 input (nhiều hơn cũng được) - 1 output. Ưu tiên dạng bấm hoặc xoay hơn dạng gạt. Hình thức đẹp thì càng tốt. Đang cần gấp :-c Cảm ơn các bác đã bỏ thời gian ra đọc bài viết dài lòng thòng của mình.



    AV Switcher/Composite Switcher/Audio KVM
    [/align]

  4. #4
    Hay nhưng ko có đủ trình ^^

  5. #5
    @MitDac24581: cảm ơn bạn vì bài viết có những kinh nghiệm hữu ích! =D>
    Khi xưa mình cũng loay hoay ghi đĩa CD Audio để nghe nhạc nhưng sau đó do ổ cứng giảm giá và nguồn file nhạc losless được chia sẻ nhiều cộng với sự tiện lợi của nó nên mình ko còn ghi CD Audio nữa mà play trực tiếp từ HDD.
    Nếu như bạn có Ampli thì trên ampli đã có switch có chức năng tương tự rồi.
    Cái bộ chuyển 2 line In -> 1 line Out thì bạn có thể lên mấy shop như Sieuthiav.net hoặc Jack&Cable để hỏi. Nếu ko có thì mình có thể hướng dẫn bạn chế 1 cái đạt chất lượng cao hơn cả đi mua mà giá rẻ thôi. Nó bao gồm 1 cái rơ le 2NO/2NC tiếp điểm mạ bạc, 6 đầu cắm RCA mạ vàng, 1 cái adaptor 12V-100mA, 1 công tắc gạt 1NO/1NC, hộp nhựa và dây dẫn loại tốt. Những thứ này mình có thể cho bạn trừ 6 đầu cắm RCA có thể mua ở 12 Thịnh Yên giá khoảng 5k/ cái.
    Có 1 cách đơn giản để làm cái SW trên là dùng 1 cái SW 2NO/2NC nhưng chất lượng âm thanh của nó sẽ rất kém nếu tiếp điểm của SW chất lượng kém.
    Rất vui đc giao lưu với bạn.
    contact với mình qua đt: 9O2,238,năm năm năm
    Brgs
    CafeNovember

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 38
    Bài viết cuối: 22-11-2015, 01:30 PM
  2. Qualcomm tiết lộ công nghệ sạc pin siêu tốc mới Quick Charge 3.0
    Bởi muasam7 trong diễn đàn Tin tức công nghệ khác
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 16-09-2015, 11:45 PM
  3. Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 09-10-2013, 05:39 PM
  4. Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 15-04-2013, 04:51 PM
  5. Chi tiết về công nghệ màn hình OLED của BlackBerry 10
    Bởi toiyeuvn12 trong diễn đàn Tin tức BlackBerry
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 28-06-2012, 03:19 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •