Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    [align=justify]Một bài viết được sưu tầm trên mạng có thể sẽ giúp các bạn biết thêm về công nghệ GSM và CDMA.
    _____________________
    Định nghĩa

    Mạng GSM là từ viết tắt của Global System for Mobile Communications, thuật ngữ do ủy ban Châu Âu đặt ra. Mạng GSM do tổ chức GSM Association (GSMA) quản lý và chiếm tới 80% thị phần toàn cầu, một con số không khó hiểu nếu xét tới những ưu điểm dễ thấy của nó so với công nghệ đối thủ CDMA. Hơn thế nữa, khi mà CDMA mới chỉ được ra mắt từ năm 1995 thì hội đồng quản lý bưu điện và truyền thông Châu Âu CEPT đã mong muốn chuẩn hóa và phát triển GSM từ những năm 1982 với tên gọi ban đầu Groupe Spécial Mobile (GSM). Nhà mạng đầu tiên dùng GSM là Radiolinja của Phần Lan vào năm 1991. Mạng GSM được xem là thế hệ mạng thứ 2 (2G).
    Trong khi đó, công nghệ CDMA (Code Divison Multiple Access) lại được đặt tên từ cái cách mà nó quản lý phương thức phát và nhận sóng. Phiên bản CDMA đầu tiên có tên gọi là CDMA one và nó là đối trọng của 2G GSM trong một thời gian dài. Công nghệ CDMA do một công ty Mỹ khá nổi tiếng trong việc sản xuất chipset, vi xử lý di động là Qualcomm ra mắt. CDMA one còn có tênmã là IS-95. Cả mạng CDMA và GSM đều là mạng kỹ thuật số, ra đời để thay thế cho NMT là mạng tương tự 1G thế hệ đầu tiên. Hiện tại thì mạng CDMA chủ yếu phổ biến ở Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.
    Tuy ra mắt muộn hơn nhưng những phiên bản nâng cấp của CDMA lại đến rất nhanh, thậm chí nhanh tương đương hoặc hơn GSM. Lấy một ví dụ, mạng CDMA được thương mại hóa từ 1995 nhưng đến năm 2000 thì đã có những nhà mạng đầu tiên sử dụng CDMA 2000 (3G của CDMA) trong khi 3G của GSM là UMTS phải đợi đến năm 2001.

    Những sự khác biệt

    Vậy đâu là sự khác biệt trong phương thức mà CDMA hoạt động so với GSM? GSM chia băng tần thành những kênh nhỏ để một trạm phát sóng có thể phục vụ nhiều người nhất có thể cùng lúc, trong khi CDMA lại chia thành nhiều lớp. Hệ quả của phương thức trên khá dễ hiểu, CDMA tiên tiến hơn, bảo mật hơn, ít rớt sóng và cho hiệu quả cao hơn khi nó mới ra mắt. Hơn nữa, CDMA cũng có thể điều tiết cho cho nhiều người dùng hơn GSM trên một tần số nhất định, tiết kiệm điện hơn, cho chất lượng cuộc gọi tốt hơn trong khi bắt được cùng một lượng sóng như GSM và đặc biệt là khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao hơn.
    Tuy nhiên, CDMA không phải là không có điểm yếu, nếu một trạm phát sóng nào đó đột nhiên bị quá tải vì nhiều người đổ dồn tới, phạm vi phát sóng của nó sẽ ngắn đi đáng kể. Hơn nữa, do các trạm phát sóng này cũng có thể gây ảnh hưởng lẫn nhau nên chúng thường là loại có tầm phát sóng ngắn, hệ quả là CDMA khá kém hiệu quả ở những khu vực rộng lớn hay nhà cao tầng.
    Trong khi đó, GSM lại quá phổ biến để có thể bị thay thế. Người dùng GSM cũng có thể sử dụng những bộ kích sóng để nâng cao chất lượng sóng trong nhà, điều mà CDMA không thể làm được. Ngoài ra, GSM lại dùng cơ chế nhận diện SIM card tiện lợi hơn, trong khi hầu hết các thiết bị CDMA lại được ghép số trực tiếp vào máy. Một số thiết bị CDMA sửdụng SIM (gọi là RUIM – removable user ID module) nhưng chúng không thật phổ biến.

    Thời đại của 3G và hơn thế nữa

    Khi mà băng thông 2G đã quá chật chội để con người phát triển, 3G phải được sử dụng. 3G của CDMA gọi là CDMA 2000 (CDMA 2000 1x) trong khi GSM là UMTS. Mạng CDMA 2000 cho tốc độ truyền tải về
    mặt lý thuyết là 153,6kbps trên 1 kênh sóng 1,25MHz còn UMTS là 384kbps.
    Sau thời của 3G, các mạng bắt đầu phân hóa thành 3,5G với hai cái tên tương ứng HSPA và EV-DO. Mạng EV-DO của CDMA chia ra làm nhiều phiên bản nhỏ nhưng phiên bản tương ứng với HSPA là EV-DO Rev A với tốc độ tải về 3,1Mbps còn tải lên 1,8Mbps. Đối với HSPA thì kênh tải về HSDPA có tốc độ 10,2Mbps và tải lên HSUPA 2Mbps. Mãi cho đến tận thế hệ EV-DO Rev. A thì CDMA vẫn chưa hỗ trợ thoại và truyền tải dữ liệu cùng một lúc mà điều đó chỉ xuất hiện trong bản Rev. B, một bản nâng cấp đã quá muộn màng khi mà rất nhiều nhà mạng bỏ qua nó để chuyển trực tiếp sang 4G.
    Các thiết bị sử dụng mạng CDMA thường ít được trang bị khe cắm SIM.
    Mạng tương ứng của EV-DO Rev. B là HSPA+ nhưng ta hãy khoan nhắc tới nó mà hãy nói sơ một chút về HSPA và UMTS. Công nghệ mạng 3G của GSM thực ra hoàn toàn khác và không tương thích ngược so với 2G do nó sử dụng phương thức giao tiếp khác gọi là WCDMA (Wideband CDMA). WCDMA sử dụng băng tần rộng hơn là 5MHz để truyền tải dữ liệu chứ không phải một hoặc đa kênh 1,25MHz như CDMA. Thông thường, băng tần lên của UMTS hay 1885-2025MHz và xuống là 1710-1755MHz để tránh xung đột. Tuy mang cái tên Wideband CDMA và cũng thực hiện phương pháp truyền tải tuần tự liên tục như CDMA nhưng WCDMA hoàn toàn khác biệt với CDMA. WCDMA do nhà mạng NTT Docomo phát triển chứ không phải là Qualcomm.
    Sau 3,5G, người ta phát triển một bước nữa gọi là 3,75G với tên gọi EV-DO Rev. B cho CDMA và HSPA+ (HSPA Evovled) cho GSM. Tốc độ tải xuống của HSPA+ có thể lên tới 42Mbps còn EV-DO Rev. B sẽ không được sử dụng nhiều mà đẩy trực tiếp lên công nghệ mạng 4G là LTE. GSMA dự kiến sẽ tiếp tục cho ra mắt các bản nâng cấp của HSPA+ với tên gọi HSOPA (tên hiện tại E-UTRA) với tốc độ lên tới 84,4Mbps. Sau đó, cả mạng GSM sẽ được nâng cấp lên 4G LTE với tốc độ lý thuyết 320Mbps tải về và 170Mbps tải lên. Dù vậy, LTE hiện tại của một số nhà mạng vẫn chưa đạt đến 1/10 con số này. Thời gian gần đây, một số nhà mạng Mỹ là AT&T và T-Mobile quảng cáo mạng của mình là 4G trong khi nó chỉ mới là HSPA+. Lý do của việc này là họ muốn “lấy lại danh tiếng” khi mà những đối thủ CDMA như Sprint Nextel và Verizon đã triển khai 4G WiMax và LTE. Do vậy, bạn đừng để bị “mắc lừa” nhé.

    Việt Nam

    Đó là tình hình phát triển và công nghệ trên thế giới, vậy còn Việt Nam thì sao? Theo những thông tin công bố từ GSMA thì tốc độ tải về của Viettel có thể lên tới 14,4Mbps, nhưng tổ chức này lại không công bố thông tin về MobiFone và Vinaphone hay S-Fone. Dù vậy, thông tin eChip Mobile được biết thì cả hai nhà mạng GSM của chúng ta đều đã đạt 7,2Mbps, không hề tồi khi 3G mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian ngắn.
    Như vậy, về mặt lý thuyết thì GSM ở Việt Nam nhanh hơn CDMA nhưng tốc độ thực tế cho thấy lưu lượng mạng quá cao của các nhà mạng GSM đã ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ truyền tải. Thử nghiệm ở những nơi có sóng trong phạm vi thành phố thì mạng EV-DO thường nhanh hơn GSM khá nhiều do ít người sử dụng hơn. Tuy ở một số khu vực, mạng HSPA có nhanh hơn nhưng không đáng kể. Dù vậy, chỉ cần đi lệch ra khỏi khu vực nội thành thì có thể bạn sẽ mất sóng EV-DO và lúc đó HSPA lại là thượng sách.[/align]
    Theo Minh Tiến từ eChip Mobile
    _____________________
    <div style="text-align: justify !important;">Người dùng CDMA ở Việt Nam gồm có các thuê bao của S-Fone và EVN Telecom. Tuy nhiên từ năm ngoái, EVN Telecom đã phát triển thêm mạng 3G chuẩn UMTS trên dãi băng tần 2100 MHz và thế là CDMA đã không còn được nhà mạng này chiếu cố nữa. Thêm nữa dãi băng tần 450MHz rất hay bị nhiễu sóng do các tạp âm. Vì thế tương lai của nó khá mịt mù! Còn S-Fone do vùng phủ sóng không rộng nên người dùng chủ yếu tập trung ở các đô thị và hầu như sử dụng lâu dài nên kho số không hề bị cháy. Các thuê bao S-Fone có thể chia làm hai nhóm: nhóm sử dụng các máy phổ thông được S-Fone bán theo các gói cước (thường là gọi miễn phí mãi mãi đến một số nào đó của S-Fone, nhóm này sử dụng thoại và SMS là chủ yếu) và nhóm sử dụng các máy xách tay (thường là Smartphone hay PPC , nhóm này sử dụng mạnh các dịch vụ data). Vào đầu tháng 6 năm nay, nhiều nguồn tin nói rằng S-Fone sẽ thay đổi công nghệ theo bước HT Mobile. Nếu xảy ra, nhóm thuê bao 1 có thể sẽ được đổi thiết bị đầu cuối mới để sử dụng công nghệ mới; Nhóm thuê bao 2 sẽ phải mua máy mới vì S-Fone không thể nhờ mạng CDMA còn sót lại ở Việt Nam là EVN Telecom chăm sóc được và dòng máy CDMA cao cấp này sẽ...mạnh hơn máy nghe nhạc MP3, MP4 ở khả năng cài thêm được game (BB CDMA nằm trong nhóm này nên hãy nghe ngóng tình hình nếu bạn muốn mua nhé). Và nếu điều này xảy ra thật, CDMA Việt Nam có thể sẽ rụi tàn dần sau sự ra đi của S-Fone!</div>

    [ Posted by Mobile Device ]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    Con máy mình dùng cũng có thể cài CDMA tuy nhiên theo như bài của bác thì tốt nhất mình nên dùng GSM cho nó đại chúng hehe, không nên chống lại quần chúng )

  3. #3
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    4
    Em cũng có rất nhiều cảm tình với CDMA, nhưng có tin đồn s-fone muốn sang GSM làm em thấy buồn.
    ước gì verizon hay sprint vào việt nam nhỉ!

    [ Posted by Mobile Device ]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    4
    Đọc bài của bác song em ko giám sài 8703e nữa. Chấp con nhà bố nhận tiếp tục xài gsm 7290 cục đá vậy.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Feb 2015
    Bài viết
    0
    .Hjx e đag cố spam để đc post bài bên ky thuật,

    Kiêu nj pải add sfone vào nét mới được
    ,ec chưa đọc hết.Đọc xog dong cuối cái bùn 5 phút.

    [ Posted by Mobile Device ]

Các Chủ đề tương tự

  1. Bạn đã biết gì về CDMA ở Việt Nam?
    Bởi trong diễn đàn Những người dùng CDMA
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 20-05-2014, 11:56 PM
  2. Update: BIS cho các máy CDMA ăn luôn như máy thông thường!!!
    Bởi ngolien1 trong diễn đàn Những người dùng CDMA
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 15-04-2013, 03:42 AM
  3. Hướng dẫn CDMA tổng hợp
    Bởi trong diễn đàn Những người dùng CDMA
    Trả lời: 16
    Bài viết cuối: 20-09-2012, 02:20 PM
  4. Hội CDMA @ BBVietnam
    Bởi baola2520 trong diễn đàn Những người dùng CDMA
    Trả lời: 59
    Bài viết cuối: 29-06-2012, 11:54 PM
  5. [Hỏi]Internet với CDMA
    Bởi tienvinh1402 trong diễn đàn Những người dùng CDMA
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 17-11-2011, 10:43 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •