Ninh Chữ địa điểm du lịch không thể bỏ qua cho dịp tết. Rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn ở đây mà bạn có thể khám phá khi đi Du lịch Ninh Chữ tết tây.
Bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn – Đông Hải
Chúng tôi xin bắt đầu với bãi biển Ninh Chữ, một trong các bãi biển còn hoàng sơ mà trọng tâm là bãi biển của khách sạn Ninh Chữ, vì đúng ra bãi biển Ninh Chữ chỉ được tính bắt đầu từ khách sạn Sài Gòn Ninh Chữ, đến Aniise resort. Còn bãi biển từ resort Bầu Trúc ( tức Đen Giòn cũ, Hoàn Cầu resort, Resort Ngân Hàng Nông Nghiệp, cho đến hết công viên ven biển là bãi biển Bình Sơn. Còn

lại từ bãi biển Sơn Long Thuận đến cảng cá Đông hải thì gọi là bãi biển Đông Hải. Chúng tôi phân chia bãi biển vì lý do vịnh Phan Rang chịu ảnh hưởng từ hai hướng gió là
Đông Bắc hay còn gọi là gió Bấc và gió Tây Nam còn gọi là gió Nam, hoạt động của gió này sẽ ảnh hưởng đến các bãi biển và gây cho các bãi này có sóng lớn theo mùa. Vào mùa đông được tính từ khoảng giữa tháng chín dương lịch đến giữa tháng Một năm sau, vào mùa này gió bấc hoạt động mạnh nên sẽ ảnh hưởng đến các bãi biển từ Sơn Long Thuận đến Cảng cá đông hải, tạo nên sóng lớn ngược lại với bãi này thì bãi biển Ninh Chữ lại có sóng êm vào mùa đông.
Vào khoảng thời gian từ giửa tháng Một đến giữa tháng chín vào mùa này gió Tây Nam hoạt động nhưng do địa hình lòng chảo của Phan Rang nên gió Tây Nam chỉ tạo ra sóng lớn ở bãi biển Ninh Chữ vào thời gian ngắn từ đầu tháng chín đến giửa tháng mà thôi. Còn lại là bãi từ Bầu Trúc Resort, Hoàn Cầu resort được xem là rốn của vịnh Phan Rang nên mùa gió nào cũng chịu ảnh hưởng chỉ có mức độ khác nhau phụ thuộc vào cường độ gió.
Ngoài ra, chúng tôi thông tin thêm về bãi biển Ninh Chữ, bãi này được cựu cố tổng thống việt nam cộng hòa Ông Nguyễn Văn Thiệu chọn làm nơi nghi mát vào những ngày nghỉ cuối tuần và thăm quê hương.

Tháp Poklong Garai
Từ bãi biển Ninh Chữ, chạy theo con đường lớn 16/4 quẹo phải vào đường 21/8 để đến ngả năm Phan Rang, sau đó tiếp tục chạy theo đường 21/8 hướng đi Đà Lạt, Quý khách có thể thấy được cụm tháp chăm nằm trên ngọn đồi trầu.

Là cụm tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, mặc dù được xây dựng cách đây 700 năm nhưng cụm tháp này vẫn còn giử được nét độc đáo về phương pháp xây dựng, tức người Chăm xưa kia đã xây dựng ngọn tháp bằng vật liệu là gạch chăm nhưng chất liệu để gắn kết các viên gạch với nhau cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết được đó là dạng chất kết dính gì?. Thêm vào đó, sau 700 năm tháp đứng sừng xửng mà màu gạch vẫn còn giử được nét mới ít bị rong rêu bao phủ. Về khía cạnh tôn giáo, đây là cụm tháp chính của người chăm vùng Ninh Thuận, hàng năm tụ họp về đây để sinh hoạt tôn giáo.

Vườn nho Ba Mọi
Ra khỏi tháp Poklong garai, quý khách có thể hỏi bất cứ người dân nào để đến được trang trại nho Ba mọi
Là một người nông dân chân chất nhưng luôn có ý chí vươn lên Chú Ba đã kết hợp với các nhà khoa học trong nước và quốc tế tạo ra

các giống nho khác nhau dùng để
thưởng thức, để chiết xuất hoặc chưng cất ra các loại sản phẩm sau nho như: Vang nho, Nước ép nho, rượu mạnh chiết xuất từ nho, đây là những vườn nho mà quý khách có thể vào trong vườn để chụp ảnh và được chú Ba giải thích về các giống nho khác nhau được chú Ba nhân giống và lai tạo

Làng gốm Bầu Trúc
Từ vươn nho chú Ba, theo tỉnh lộ 703, quý khách sẽ đến được làng gốm Bầu Trúc. Cho đến nay làng này được xem là làng gốm có cách làm truyền thống cổ nhất Đông Dương, từ khâu chuẩn bị đất cho thế khâu tạo hình và trang trí cho các sản phẩm gốm đều được làm bằng tay, chân mà không có bất kỳ một dụng cụ máy móc nào hỗ trợ. Công đoạn tạo hình cho gốm, từ một hòn đất được chuẩn bị sẳn nghệ nhân Chăm đã tạo ra được bình gốm theo cách làm “Tay quay mông xoay”

Làng dệt Mỹ Nghiệp
Ra khỏi làng gốm Bầu Trúc, quẹo phải theo quốc lộ một chừng 20 mét có một con đường vào làng bên trái, sẽ đưa quý khách đến vời làng dệt Mỹ Nghiệp

Tương tự như làng gốm Bầu Trúc, làng dệt Mỹ nghiệp cũng có những nghệ nhân Chăm tạo các sản phẩm may mặc, dra phủ, bao gối, khăn trải bàn hoàn toàn bằng tay từ khâu quay sợi, dệt vải. với các công cụ hỗ trợ là khung cửi và khung dệt được làm từ gổ, tại đây quý khách có thể tham gia vào một trong các quá trình để trải nghiệm và cảm nhận được nghề dệt của người Chăm.